Rau xanh là thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư nhưng nếu chúng ta sử dụng không chọn lọc và chế biến sai cách thì có thể biến chúng trở thành thủ phạm gây bệnh.
Trong cuộc sống ngày nay, con người có xu hướng tìm về với những gì hoang sơ, dân dã nhất. Một trong số đó chính là rau rừng. Tuy nhiên, không phải loại rau rừng nào cũng an toàn để ăn, có loại có thể gây ngộ độc nặng hoặc thậm chí gây bệnh ung thư cho người sử dụng.
Dương xỉ diều hâu – Pteridium aquilinum.
Trong đó, dương xỉ là một trong những loại thực vật gây tranh cãi nhiều nhất. Nhiều người đ.ánh giá rằng ngọn dương xỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, đem lại các tác dụng như bổ mắt, chữa đau nửa đầu, giảm cân… Thế nhưng, có nghiên cứu lại cho thấy ăn dương xỉ diều hâu – Pteridium aquilinum có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư.
Nghiên cứu cho thấy ăn dương xỉ diều hâu – Pteridium aquilinum có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư.
Cụ thể:
Theo Viện Bệnh học Phân tử và Miễn dịch học của Đại học Porto (Bồ Đào Nha) dương xỉ diều hâu là loài thực vật bậc cao duy nhất được biết là có thể gây ra bệnh ung thư.
Độc tố gây ung thư của dương xỉ diều hâu là ptaquiloside – một hợp chất gây ung thư có liên quan đến ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Con người có thể bị phơi nhiễm trực tiếp khi ăn dương xỉ. Hoặc ăn thịt, uống sữa của các động vật ăn dương xỉ, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Thực tế ngoài dương xỉ diều hâu, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác nhưng ở dương xỉ diều hâu là nhiều nhất.
Vào năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid là chất gây ung thư nhóm 2B. Theo IARC, nhóm 2B bao gồm những chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người.
Ptaquiloside có hòa tan trong nước và có thể bị phá hủy bằng cách đun sôi và tiếp xúc với muối. Các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo nếu dùng rau dương xỉ, bạn có thể nấu chín dương xỉ trong thời gian 15 phút.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là tránh sử dụng. Ngoài ra, mỗi người còn cần tránh dùng nấm lạ, rau rừng lạ, không dùng các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm ptaquiloside.
Ngoài ra, có 2 loại rau khác cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư
1. Rau để qua đêm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các loại rau như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây… chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác. Những loại rau này nếu được để qua đêm sau đó hâm nóng lại có thể chuyển đổi nitrat thành nitrite, biến thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng. Nitrosamine là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
Rau xanh càng chứa nhiều nitrat thì nguy cơ biến thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng càng cao.
2. Dưa chua
Cơ quan IARC của WHO từng khẳng định mối quan hệ giữa việc tiêu thụ các thực phẩm ướp muối và nguy cơ ung thư. Trong đó, WHO nhận ra khi một người càng tiêu thụ nhiều thực phẩm muối bảo quản truyền thống như dưa chua, thịt muối… thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Như vậy có thể thấy, rau xanh dù là loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư nhưng nếu chúng ta sử dụng không chọn lọc và chế biến sai cách thì có thể biến món rau trở thành thủ phạm gây bệnh.
Theo các chuyên gia sức khỏe, để rau xanh phát huy đúng tác dụng, các gia đình nên đảm bảo nguồn rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm. Phương pháp chế biến rau tốt nhất đó là hấp, luộc. Thời gian ăn rau không vượt quá 4 tiếng sau khi nấu.
Cô gái 28 t.uổi mắc ung thư vì ăn rau để qua đêm: Cảnh báo 4 loại rau củ càng để lâu càng “độc”, tốt nhất nên vứt bỏ
Rau xanh là thực phẩm cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì chúng có thể trở thành một tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Theo trang mạng Aboluowang (Trung Quốc), bệnh nhân nữ mới được chẩn đoán mắc ung thư gan do thói quen ăn rau thừa để qua đêm tên là Li Yan, 28 t.uổi. Vì sống một mình nên từ lâu, Li Yan đã có thói quen nấu cơm một lần vào buổi tối, sử dụng cho cả bữa trưa hôm sau, đặc biệt thường xuyên nấu sẵn rau từ đêm hôm trước.
Gần đây, cô gái trẻ có triệu chứng đau bụng trên bên phải, kèm tiêu chảy nên quyết định tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, sau một thời gian dài uống thuốc, cô cảm thấy bệnh tình không thuyên giảm, thậm chí còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như đầy bụng chán ăn, sốt liên tục, sụt cân nghiêm trọng.
Khi đến bệnh viện kiểm tra, Li Yan vô cùng gục ngã trước chẩn đoán ung thư gan của bác sĩ. Sau khi trò chuyện với Li Yan, bác sĩ mới biết rằng thói quen ăn uống hàng ngày là thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư cho cô gái trẻ này. Bác sĩ cho biết, rau để qua đêm vừa thiếu dinh dưỡng, thậm chí còn sản sinh ra nhiều nitrite, tăng nguy cơ ung thư.
Vì sống một mình nên từ lâu, Li Yan đã có thói quen nấu cơm một lần vào buổi tối, sử dụng cho cả bữa trưa hôm sau.
Theo các bác sĩ, đồ ăn để qua đêm, đặc biệt là rau xanh, rất dễ biến chất và sản sinh nitrite… Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ biến đổi thành nitrosamine. Nếu bạn ăn một lượng vừa phải thì chỉ đủ để gây ngộ độc. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên thì nitrosamine trong thực phẩm có thể tăng nguy cơ ung thư. Ngoài nitrite, đồ ăn qua đêm còn bị mất chất dinh dưỡng và chứa nhiều vi khuẩn hơn.
4 loại rau củ càng để lâu càng nguy hiểm, tốt nhất nên loại bỏ
1. Các loại rau lá xanh (rau bina, bông cải xanh, rau cải thìa, cần tây…)
TheoTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các loại rau lá xanh như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây… chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác. Những loại rau này sẽ tạo ra nhiều nitrite hơn sau một đêm bảo quản, dù đun nóng cũng không thể loại bỏ nitrite.
Các loại rau lá xanh sẽ tạo ra nhiều nitrite hơn sau một đêm bảo quản.
Trong đó, rau bina là loại rau chứa nhiều nitrat nhất. Nitrat trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng. Nitrosamine là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
2. Món nộm
Các món nộm hay salad thường được trộn bởi vô số nguyên liệu bao gồm rau, thịt, giấm, ớt, đường, mắm… Nếu để lâu thì vi khuẩn sẽ rất dễ sản sinh, gây biến chất cho món ăn, thậm chí có thể gây hại cho đường ruột hoặc gây ngộ độc.
3. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh với sức khỏe. Thế nhưng nếu như bạn để loại củ này qua đêm sau đó làm chín lại một lần nữa thì không chỉ các dinh dưỡng quý báu trong khoai tây biến mất mà còn sản sinh ra các chất có hại, gây đầy hơi, khó tiêu cho người ăn.
4. Nấm, mộc nhĩ
Nấm và mộc nhĩchỉ thực sự ngon lành và tốt cho cơ thể nếu được ăn trong ngày. Khi để qua đêm , thành phần protein phức tạp trong nấm, mộc nhĩ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat, sẽ chuyển đổi thành chất nitrosamine nguy hiểm khi đi vào cơ thể.
Nấm và mộc nhĩ chỉ thực sự ngon lành và tốt cho cơ thể nếu được ăn trong ngày.
Lưu ý:
Để rau phát huy đúng tác dụng, tốt nhất bạn nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, nhất là vào mùa hè. Phương pháp chế biến rau tốt nhất đó là hấp, luộc. Các gia đình nên đảm bảo nguồn rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.