Thiếu ngủ, quá trình học nói và vận động của trẻ sau này có thể bị ảnh hưởng.
Khi đến thăm một gia đình có trẻ sơ sinh, bạn sẽ phải đối mặt với một xác suất lớn rằng đ.ứa t.rẻ ấy đang ngủ. Chính xác là khoảng 70%. Đó là bởi vì trẻ sơ sinh có thể ngủ tự nhiên từ 11-19 tiếng mỗi ngày.
Giờ ngủ mà Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến cáo cho trẻ từ 0-3 tháng t.uổi là 14-17 tiếng một ngày. Trẻ từ 4-11 tháng t.uổi cũng cần ngủ từ 12-15 tiếng. Trẻ trên 1 t.uổi cần ngủ từ 11-14 tiếng. Dưới 5 t.uổi, trẻ vẫn cần ngủ từ 10-13 tiếng đồng hồ.
Các nhà khoa học từ lâu đã đặt một câu hỏi: Tại sao trẻ càng nhỏ thì càng cần ngủ nhiều? Bây giờ, một nghiên cứu mới trên tạp chí Science Advances đã giúp họ trả lời câu hỏi đó.
Đối với những đ.ứa t.rẻ mới biết đi, cuộc sống của chúng được lấp đầy bởi những trải nghiệm mới. Các nhà nghiên cứu cho biết vì thế mà trẻ cần phải ngủ để có thể nạp các trải nghiệm mới này vào não. Quá trình nạp và ghi nhớ được củng cố bằng giấc ngủ REM, kéo dài khoảng một nửa thời lượng ngủ của trẻ.
Trong nửa còn lại của giấc ngủ, não bộ của trẻ thực hiện một nhiệm vụ không kém quan trọng. Nó cần phải dọn rác, vận chuyển các chất tích tụ ra bên ngoài để tránh đ.ầu đ.ộc não bộ. Về cơ bản, điều này giống với khi bạn chạy “ Disk Cleanup” trong ổ C máy tính.
Vì những lý do đó, các nhà khoa học khẳng định giấc ngủ khi còn nhỏ là một điều kiện tối cần thiết để phát triển các chức năng não bình thường ở trẻ. Và nó tuân thủ theo một mô hình toán học đáng kinh ngạc.
Tầm quan trọng của giấc ngủ được nén lại trong một khoảng thời gian rất ngắn khi trẻ còn nhỏ và phát triển não bộ. “Tôi đã bị sốc khi thấy sự thay đổi này diễn ra rất mạnh trong một khoảng thời gian rất ngắn“, Van Savage, một nhà sinh thái học và sinh vật học tiến hóa tại Đại học California, Los Angeles cho biết.
“Và sự chuyển đổi này xảy ra vào thời điểm mà chúng ta còn rất trẻ. Nó tương tự như quá trình nước lạnh hóa băng”.
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, Savage và nhóm của ông lập luận rằng giấc ngủ được phát triển để phục vụ một số chức năng chính cho con người và các loại động vật nói chung. “ Gần như chắc chắn rằng nhiều chức năng sinh lý cần phụ thuộc vào những giấc ngủ dài và tốn thời gian“, ông nói.
Một phần quan trọng và chính nhất của giấc ngủ được gọi là REM, hay giấc ngủ đảo mắt nhanh. Ở người lớn, REM có xu hướng bắt đầu sau khoảng 1 tiếng rưỡi kể từ lúc chợp mắt. Giai đoạn ngủ này giúp chúng ta củng cố những kinh nghiệm mà chúng ta có được trong ngày, ghi sâu chúng vào ngân hàng ký ức của mỗi người.
Trẻ sơ sinh dành khoảng một nửa thời lượng giấc ngủ của chúng trong trạng thái REM. Đến năm trẻ 10 t.uổi, con số giảm xuống chỉ còn một phần tư. Sau 50 t.uổi, con người chỉ còn dành được 15% thời lượng ngủ để hình thành trí nhớ trong REM của mình.
Logic này dẫn đến giả thuyết trẻ sơ sinh cần thời lượng ngủ REM dài để củng cố bộ não đang phát triển của chúng. Trẻ cần ghi nhớ mọi thông tin mà chúng cần trong đời để tồn tại và lớn lên.
Nhưng mặc dù thời lượng ngủ REM rất dài, câu hỏi đặt ra là trẻ làm gì trong khoảng một nửa thời lượng ngủ còn lại của chúng?
Các nhà khoa học cho biết đó là khoảng thời gian để trẻ sơ sinh tiến hành quét dọn và sửa chữa não bộ. Nếu có đủ giấc ngủ REM dài nhưng thời lượng ngủ quá ngắn sẽ khiến não bộ của trẻ tích tụ các chất thải, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh trong tương lai khi trẻ lớn lên.
Để chứng minh điều này, Savage và nhóm của ông đã sử dụng dữ liệu từ hàng chục nghiên cứu giấc ngủ để tìm ra mối tương quan giữa t.uổi đời, kích thước cơ thể và độ dài giấc ngủ. Đây là một mô hình toàn diện dựa trên cả khía cạnh khoa học thần kinh, sinh học và toán học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mô hình giấc ngủ của con người từ trẻ đến già.
Savage cho biết ở trẻ sơ sinh, não bộ là bộ phận phát triển nhanh hơn cả so với phần còn lại của cơ thể. Vì vậy, nó đòi hỏi cơ thể phải tập trung mọi nguồn lực vào đây, tận dụng tối đa thời gian để xây dựng các kết nối.
Sự phát triển của não và nhu cầu ngủ là một mối quan hệ tỷ lệ thuận. Và điều đó không chỉ đúng với con người. Savage đã đưa vào mô phỏng của ông cả dữ liệu giấc ngủ của thỏ và hai loài chuột.
Kết quả phân tích cho thấy thỏ và chuột sơ sinh cũng ngủ nhiều tương đương với những đ.ứa t.rẻ dưới 2 t.uổi rưỡi. Sau đó khi t.uổi đời và kích thước cơ thể càng tăng, thời gian ngủ của chúng sẽ rút ngắn lại.
Giấc ngủ kéo dài trong thời kỳ sơ sinh có thể là một đặc tính quan trọng được bảo tồn ở tất cả các loài động vật có vú, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết. “Bộ não đang làm một điều gì đó thực sự tuyệt vời và rất khác biệt trong thời kỳ này“, Savage nói.
Nếu không thể ngủ đủ, hậu quả của điều đó có thể là gì? Liệu các loài động vật có gặp phải các vấn đề thiểu năng liên quan đến não bộ? Liệu quá trình học nói và vận động của trẻ sơ sinh thiếu ngủ có bị ảnh hưởng?
Đó là những câu hỏi cần phải được trả lời trong tương lai. Còn bây giờ, nghiên cứu của Savage đã củng cố thêm một lý do cho phép chúng ta để những đ.ứa t.rẻ ngủ. Đừng làm gì có thể đ.ánh thức chúng, nếu bạn có đến thăm một gia đình mới sinh con nhỏ nhé.
4 lưu ý giúp bé trải qua thời điểm giao mùa mà không cần sử dụng 1 viên thuốc nào
Bé bị cảm sốt trong thời điểm giao mùa là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng.
Tại sao trẻ hay bị cảm sốt trong thời điểm giao mùa?
Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ sụt giảm nhanh chóng, chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng và buổi tối lớn khiến sức đề kháng của bé kém đi. Trên thực tế, không chỉ vào đầu thu, ngay cả trong mùa hè, khi bạn đưa bé đi chơi quá sớm hoặc quá khuya và cho bé mặc quần áo mỏng, bé cũng dễ bị cảm, sốt.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa sáng và tối khiến sức đề kháng của bé giảm.Trẻ sơ sinh bị hen suyễn rất nhạy cảm với không khí lạnh, vì vậy, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ đúng cách.
Muốn bé khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa, mẹ cần chú ý:
1. Cho trẻ uống nhiều nước
Vào thời điểm giao mùa, mẹ hãy cho trẻ uống nước ấm. Bạn có thể để một cốc nước ở cạnh giường để có thể cho bé uống sau khi thức dậy. Các bà mẹ đang cho con bú nên tăng cường uống nước một cách hợp lý. Đây cũng là cách đơn giản để tăng lượng nước trong sữa mẹ, bổ sung nước gián tiếp cho trẻ. Ngoài ra, với những bé đã ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ quả, nhất là các loại thực phẩm có tác dụng dưỡng ẩm cơ thể như lê, củ sen, nấm trắng, mồng tơi, củ cải, bắp cải…
2. Dưỡng ẩm nhiều hơn cho khoang mũi
Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng manh. Chỉ cần trẻ dụi tay vào mũi cũng có thể gây vỡ mao mạch và gây c.hảy m.áu mũi.
Vào mùa thu, nếu mũi trẻ dễ bị c.hảy m.áu, bạn nên nhúng tăm bông vào một ít dầu thực vật sạch, tốt nhất là dầu ô liu rồi thoa lên hốc mũi của trẻ. Đây là cách hay để giữ ẩm mũi cho trẻ và ngăn ngừa vỡ mao mạch mũi.
3. Làm ẩm phòng
Vào mùa thu hanh khô, bạn nên chuẩn bị máy tạo độ ẩm để làm ẩm phòng. Hãy bật máy tạo ẩm khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ. Nếu không muốn sử dụng máy tạo ẩm, bạn có thể đặt một chậu nước cạnh giường hoặc treo một chiếc khăn ướt.
4. Bảo vệ làn da của bé một cách toàn diện
Da tay và da mặt của bé thường dễ bị khô hơn vào mùa thu- đông. Vì vậy, bạn nên sử dụng kem dưỡng da dành riêng cho bé sau khi tắm, rửa mặt. Để da bé không bị quá khô, mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều.