Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng t.rẻ e.m có thể ít bị ảnh hưởng bởi virus SARS-CoV-2 hơn so với người lớn bởi chúng có một loại phản ứng miễn dịch tiến hóa chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng mới.
Tại sao t.rẻ e.m ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hơn so với người lớn đã trở thành một “bí ẩn” của đại dịch. Đại đa số t.rẻ e.m không mắc bệnh hoặc nếu mắc bệnh thì chúng cũng hồi phục khá nhanh.
Một nghiên cứu được công bố tuần này trên tạp chí Science Translational Medicine là nghiên cứu đầu tiên so sánh phản ứng miễn dịch ở t.rẻ e.m với phản ứng của người lớn trước virus corona. Kết quả cho thấy, ở t.rẻ e.m, một nhánh của hệ thống miễn dịch đã phát triển để bảo vệ chống lại các mầm bệnh lạ và chính điều này sẽ nhanh chóng t.iêu d.iệt virus SARS-CoV-2 trước khi virus gây tổn thương trên cơ thể chúng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng t.rẻ e.m có thể ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hơn vì một loại phản ứng miễn dịch giúp chúng chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng mới. Ảnh: Vassil Donev/EPA, Shutterstock
“Điểm mấu chốt là t.rẻ e.m phản ứng khác nhau về mặt miễn dịch với loại virus này, và nó dường như đang bảo vệ những đ.ứa t.rẻ”, Tiến sĩ Betsy Herold, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở t.rẻ e.m tại Đại học Y Albert Einstein, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết.
Khi cơ thể gặp phải một mầm bệnh lạ, nó sẽ phản ứng trong vòng vài giờ bằng một đợt hoạt động miễn dịch, được gọi là phản ứng miễn dịch bẩm sinh. Qua đó, những nhân tố bảo vệ của cơ thể nhanh chóng được hình thành và bắt đầu phát ra tín hiệu để phòng ngừa. Ở t.rẻ e.m, khi gặp phải các tác nhân gây bệnh mới, hệ thống miễn dịch của chúng phản ứng nhanh và tại ra khả năng phòng ngự bẩm sinh, áp đảo mầm bệnh.
Theo thời gian, đến t.uổi trưởng thành, khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với nhiều mầm bệnh các loại nên các tác nhân gây bệnh gần như trở thành “quen thuộc”. Do vậy, cơ thể sẽ dựa vào một hệ thống tinh vi và chuyên biệt hơn để thích nghi với việc ghi nhớ và chống lại các mối đe dọa cụ thể.
Tiến sĩ Michael Mina, nhà miễn dịch học nhi khoa tại Trường Harvard TH Chan về dịch tễ học ở Boston, cho biết hệ thống thích ứng có ý nghĩa về mặt sinh học bởi vì người lớn hiếm khi gặp phải virus lần đầu tiên. Hệ miễn dịch của người lớn sẽ thích ứng và chỉ phản ứng trước các mối đe dọa đặc biệt. Việc thích ứng của hệ miễn dịch có ý nghĩa về mặt sinh học vì người lớn hiếm khi gặp phải một loại virus lạ.
SARS- CoV-2 là virus là mới đối với tất cả mọi người nhưng vì hệ thống bẩm sinh mất dần khi một người lớn lớn lên, khiến họ dễ bị tổn thương hơn. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Herold, trong thời gian cơ thể trưởng thành bắt đầu hoạt động và vận hành hệ thống thích ứng chuyên biệt, virus đã có thời gian để gây hại. Đó là lý do người lớn nhiễm SARS-CoV-2 thường nghiêm trọng hơn t.rẻ e.m.
Nói cách khác, hệ thống miễn dịch bẩm sinh giống như những bác sĩ cấp cứu khẩn cấp đầu tiên tại hiện trường, còn hệ thống thích ứng đại diện cho các bác sĩ lành nghề tại bệnh viện.
Cơ thể t.rẻ e.m phản ứng bằng phản ứng miễn dịch “bẩm sinh” có thể chống lại virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả. Ảnh: Spencer Platt/Getty
Để thực hiện nghiên cứu này, Tiến sĩ Michael Mina và các đồng nghiệp đã so sánh các phản ứng miễn dịch ở 60 người lớn và 65 t.rẻ e.m, thanh niên dưới 24 t.uổi. Tất cả đều nhập viện tại Trung tâm Y tế Montefiore ở Thành phố New York từ ngày 13/3 đến ngày 17/5.
Các bệnh nhân bao gồm 20 t.rẻ e.m bị hội chứng viêm đa hệ, phản ứng quá mức miễn dịch nghiêm trọng. Nhìn chung, t.rẻ e.m chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi virus so với người lớn, hầu hết chỉ có triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy và mất vị giác hoặc khứu giác. Chỉ có 5 t.rẻ e.m cần thở máy so với 22 người lớn; 2 t.rẻ e.m chết, so với 17 người lớn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng t.rẻ e.m có trong m.áu nồng độ của 2 phân tử miễn dịch cụ thể là interleukin 17A và interferon gamma cao hơn nhiều. Các phân tử có nhiều nhất ở bệnh nhân trẻ nhất và giảm dần theo t.uổi.
Tiến sĩ Herold nói: “Chúng tôi nghĩ rằng điều đó đang bảo vệ những trẻ nhỏ này, đặc biệt là khỏi bệnh hô hấp nghiêm trọng, đó thực sự là sự khác biệt lớn giữa người lớn và t.rẻ e.m”.
Bà nói thêm, ở một số bệnh nhân Covid-19 người lớn, việc không có phản ứng sớm mạnh mẽ cũng có thể gây ra phản ứng thích ứng dữ dội và không được kiểm soát, có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính và t.ử v.ong.
Tất cả các loại virus đều có thủ thuật để trốn tránh hệ thống miễn dịch bẩm sinh, và virus SARS-CoV-2 đặc biệt lão luyện. Được tạo ra sớm trong quá trình lây nhiễm, interleukin 17A có thể giúp t.rẻ e.m ngăn chặn những nỗ lực của virus nhằm tránh phản ứng bẩm sinh và ngăn chặn phản ứng thích nghi sau này.
Biến chứng Covid-19 ở t.rẻ e.m càng hiếm càng nguy hiểm
T.rẻ e.m nếu dương tính với Covid-19 có thể xuất hiện triệu chứng viêm khắp cơ thể, thậm chí kéo dài vài tuần sau khi trẻ bị nhiễm virus.
Các nghiên cứu cho biết rằng, t.rẻ e.m thường là những trường hợp nhẹ nếu nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Ủy ban các bệnh truyền nhiễm thuộc Học viện Nhi khoa Mỹ, TS. Sean O’Leary cho biết quốc gia này đã ghi nhận tới 90 ca t.ử v.ong của t.rẻ e.m vì dịch COVID-19 với thời gian ngắn chỉ vài tháng.
Thực tế, trẻ nhỏ thông thường sẽ ở trong nhà, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì trẻ nhỏ càng ở trong nhà nhiều hơn, điều này khiến khả năng tiếp cận người của trẻ không cao.
Tuy nhiên, thời điểm trường học mở cửa, năm học mới đến là lúc các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng cho tình hình sức khỏe con em mình.
1. Triệu chứng nhiễm COVID-19 ở trẻ
Dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 xảy ra cũng tương tự đối với người trưởng thành. Thông thường, các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh cũng là ho, sốt, cảm thấy khó thở.
Đối với một số trẻ còn xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: trẻ bị cảm lạnh, xuất hiện tình trạng đau họng ở trẻ, trẻ có thể bị nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, bị lạnh, thậm chí có tình trạng còn mất vị giác,khứu giác, bị tiêu chảy và xuất hiện cảm giác buồn nôn.
Trong khi đó, BS. Daniel Cohen thuộc khoa nhi ở New York của Mỹ cho biết rằng, trẻ cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng khó thở, phát ban và đặc biệt tình trạng phát ban của trẻ diễn ra rất nhanh.
Cần kiểm tra sức khỏe của trẻ trong mùa dịch Covid-19 đang diễn ra – Ảnh Internet
Không chỉ vậy, trẻ còn bị thiếu năng lượng, khó có thể tỉnh táo như bình thường và bị uể oải. Các bậc phụ huynh cần kịp thời thông báo cho bác sĩ biết rằng trẻ đang gặp phải những tình trạng nào, khó thức dậy, thường xuyên ngủ gật, trẻ bị kiệt sức hoặc có triệu chứng chán ăn.
2. Biến chứng COVID-19 bất thường ở trẻ
Những trường hợp trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gặp triệu chứng viêm khắp cơ thể. Đối với nhiều trường hợp trẻ còn bị viêm kéo dài thậm chí kéo dài cả vài tuần sau đó khi bị nhiễm COVID-19. Đối với tình trạng này còn được gọi là hội chứng đa hệ.
Hội chứng đa hệ là tình trạng nghiêm trọng, trong đó một số các bộ phận cơ thể của trẻ như: tim, thận, mạch m.áu, não bộ, da, mắt đều xuất hiện triệu chứng bị viêm.
Đối với triệu chứng này, khi xảy ra sẽ khiến trẻ bị sưng bàn tay, chân, kèm theo đó là cảm giác bị đau. Thực tế, biểu hiện triệu chứng này khi trẻ nhiễm Covid-19 là bất thường và hiếm gặp có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi trẻ tiếp xúc với người bị mắc Covid-19.
Những trẻ bị mắc hội chứng đa hệ (MIS-C) sẽ xảy ra tình trạng sốt kéo dài hơn 24 giờ. Kèm theo các triệu chứng khác như, tiêu chảy, nôn mửa, hiện tượng trẻ bị phát ban, mắt đỏ, môi lưỡi đều bị sưng hoặc đỏ, trẻ mệt mỏi một cách bất thường.
Biến chứng Covid-19 ở trẻ có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm – Ảnh Internet
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc MIS-C: Trẻ khó thức dậy, lú lẫn, đau ngực, đau bụng và môi hơi xanh. Đối với tình trạng trẻ mắc hội chứng đa hệ hầu hết đều có liên quan đến COVID-19 và trẻ cần nhanh chóng nhập viện và chăm sóc đặc biệt.
Đây là hội chứng hiếm nhưng có thể khá nặng đối với t.rẻ e.m. Vì vậy, bác sĩ đưa ra lời cảnh báo rằng phụ huynh cần để ý tới trẻ, các dấu hiệu càng hiếm ở trẻ càng không được chủ quan, coi thường.
3. Phòng ngừa COVID-19 cho trẻ nhỏ
– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Mỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Lưu ý, hướng dẫn các bé rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng hoặc sử dụng các chất khử trùng có chứa cồn 60%. Cần dặn trẻ rửa tay sau khi trở về nhà, trước và khi ăn cơm hoặc sau khi đi vệ sinh.
– Đối với cha mẹ, muốn bảo vệ trẻ cần vệ sinh nhà cửa, khử trùng thường xuyên, làm sạch các bề mặt tiếp xúc nhiều như: tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa,….
– Hướng dẫn trẻ và cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi ở nơi công cộng.
– Nếu không bắt buộc phải ra ngoài hoặc không cần thiết thì nên cho trẻ ở nhà để bảo vệ sức khỏe của trẻ.