ĐBSCL mùa nước nổi: Hơn 200 ca bị rắn độc cắn được cứu chữa kịp thời

Những ngày gần đây khi lũ về, triều cường dâng cao ở vùng ĐBSCL đã xảy ra nhiều trường hợp người dân bị rắn độc cắn.

Tại Khoa Cấp cứu rắn độc của Trung tâm Nghiên cứu, Nuôi trồng chế biến Dược liệu Quân khu 9 (tức trại rắn Đồng Tâm, có địa chỉ tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, T.iền Giang) từ tháng 9 đến nay, đã tiếp nhận điều trị cho hơn 210 ca bị rắn cắn.

Bệnh nhân bị rắn lục đầu vồ đuôi đỏ cắn được chữa trị và ổn định sức khỏe.

Đây là cao điểm có số ca nhập viện nhiều nhất trong năm. Đa số các nạn nhân đến từ nhiều tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Long An, T.iền Giang, Bến Tre với vết thương do bị rắn lục đầu vồ đuôi đỏ, rắn hổ cắn… Do nạn nhân được đưa đến cơ sở kịp thời để điều trị bằng thuốc kháng huyết thanh nên hầu hết các trường hợp đều được cứu sống và sớm phục hồi sức khỏe. Hiện tại, tại Khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm chỉ còn 9 ca đang được điều trị.

Bác sĩ Lê Văn Tâm, Phó chủ nhiệm khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm cho biết: “Để đề phòng rắn độc cắn, khuyến cáo bà con khi không cần thiết thì không đến những nơi rậm rạp; nếu cần thiết đến những nơi đó thì phải có các dụng cụ bảo hộ. Hoặc không bắt rắn khi không biết rõ rắn đó là rắn gì, đồng thời phải phát hoang bụi rậm xung quanh nhà”./.

Theo VOV

3 biến chứng do độc tố của kiến ba khoang gây ra, trường hợp nặng có thể dẫn tới mù tạm thời

Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, có độc tính mạnh gấp hàng chục lần so với nọc của rắn hổ. Đã có bệnh nhân bị độc tố dính vào mắt, gây phỏng mắt, giảm thị lực.

Thời gian gần đây, do tình hình thời tiết tại Hà Nội thường xuyên có mưa, độ ẩm cao nên nhiều khu vực dân cư đã có sự xuất hiện của kiến ba khoang, đặc biệt ở các chung cư cao tầng.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, kiến ba khoang không chủ động đ.ốt n.gười, cũng không phải loài truyền bệnh. Tuy nhiên, trước những nguy hiểm từ loại côn trùng này, khi mùa mưa tới, người dân cần nâng cao cảnh giác, hạn chế cho kiến ba khoang bay vào nhà.

Kiến ba khoang.

Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, có độc tính mạnh gấp hàng chục lần so với nọc của rắn hổ, may mắn là mỗi lần đốt lượng độc tố này tiếp xúc rất nhỏ với da và chỉ ở bên ngoài nên không đủ gây c.hết người như nọc rắn. Chất độc từ kiến ba khoang gây nên sự phồng rộp khó chịu, nặng hơn có thể gây m.áu mủ, loét, phù nề, gây sốt, thậm chí hoại tử.

3 biến chứng do độc tố của kiến ba khoang, mọi người nên lưu ý

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành cho hay, biến chứng do tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang sẽ tùy thuộc vào vị trí kiến đốt.

– Ở trên cơ thể, tay chân: Có thể gây ra biến chứng loét, sẹo xấu, sẹo thâm.

– Ở bộ phận s.inh d.ục: Nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra loét tổn thương bộ phận này.

– Dính tại mắt: Có thể gây tổn thương giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác, thậm chí gây mù tạm thời.

Những biến chứng do độc tố của kiến ba khoang thường là do bệnh nhân không đi khám chuyên khoa da liễu. Phần lớn bệnh nhân tự ra hiệu thuốc mua về điều trị. Tới khi bị tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng mới tới viện khám“, bác sĩ Thành nói.

Kiến ba khoang, thực chất là một loại bọ cánh cứng có thân dài, kích thước từ 1,5 đến 20mm, màu đỏ nâu, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong đít.

Thông thường, kiến ba khoang thường gây tổn thương ở những vùng hở trên cơ thể người như cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở vùng kín do kiến bám vào quần áo qua đó tiếp xúc da.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay đa phần các trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi độc tố của kiến ba khoang chỉ đến viện khi có tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng, vì vậy mà tình trạng càng tồi tệ hơn.

Bác sĩ đã từng gặp trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt, không chữa trị mà tự đắp thuốc. Cuối cùng, bệnh nhân này bị tổn thương loét thành sẹo thâm và xấu trên mặt.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *