1. Xét nghiệm HPV
Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung- một căn bệnh phụ khoa đáng sợ và có tỉ lệ tử vong cao. Do vậy việc thực hiện các xét nghiệm nhằm tầm soát và sàng lọc ung thư cổ tử cung là điều vô cùng quan trọng. Ung thư cổ tử cung là một bệnh do virut HPV- một loại virus gây nhiễm trừng đường sinh dục, nó ảnh hưởng đến 75-80% phụ nữ và đàn ông. Theo nghiên cứu, virus HPV có thể gây ung thư hậu môn, âm đạo, âm hộ và dương vật. Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm phiến đồ âm đạo và khá phổ biến ở những phụ nữ dưới 30 tuổi. Những người độ tuổi từ 20 đều có thể làm xét nghiệm HPV. Đường lây nhiễm chủ yếu của virus đó là qua quan hệ tình dục, vì vậy những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Xét nghiệm HPV được khuyến cáo 100% đối với những phụ nữ trên 30 tuổi đã từng quan hệ tình dục. Theo nghiên cứu, đây là độ tuổi dễ nhiễm virus hơn cả.
2. Khám phụ khoa
Khám phụ khoa định kì 6 tháng một lần là việc làm quan trọng để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho bản thân. Có nhiều phụ nữ đã quan hệ tình dục khi chưa kết hôn, vì vậy để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này hãy thường xuyên làm xét nghiệm khám phụ khoa định kì và cần làm xét nghiệm ngay khi xuất hiện các biểu hiện như khí hư có màu, mùi lạ, ngứa vùng kín, đau, rát khi quan hệ,…Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa như sự thay đổi nội tiết tố hay các tác động xấu từ môi trường, thói quen sinh hoạt ăn ngủ không điều độ, không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh lý khác. Hơn nữa nhiều bạn trẻ ngày nay quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến người mắc bệnh phụ khoa gia tăng đáng kể.
3. Ung thư vú
Ung thư vú là một loại ung thư thuờng gặp nhất ở nữ giới. Ung thư vú là bệnh lý ác tính có tốc độ phát triển và di căn nhanh. Do đó việc xét nghiệm, sàng lọc ung thư vú càng sớm càng dễ có phương pháp để điều trị căn bệnh này. Ngoài di truyền thì ung thư vú xuất hiện từ thói quen ăn uống như đồ ăn hun khói, nướng, chiên nhiều dầu mỡ, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích,… Biểu hiện của ung thư vú là đau tức ngực, sưng và khó chịu ở ngực. Bác sĩ khuyên phụ nữ nhóm tuổi từ 20-40 nên thực hiện loại sàng lọc 6 tháng 1 lần để có thể dễ dàng phát hiện được căn bệnh ung thư vú. Các xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán hình ảnh được khuyến cáo cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú, bao gồm: Siêu âm, Chụp X-quang tuyến vú sàng lọc hàng năm và chụp cộng hưởng từ vú sàng lọc bổ sung hàng năm.
4. Đo đường huyết
Thông thường lượng đường huyết sẽ nằm ở một mức nhất định đủ để duy trì chuyển hóa năng lượng trong cơ thể nhưng cũng có lúc lượng đường tăng lên bất thường đang thể hiện cơ thể chúng ta đang có vấn đề. Chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể lượng đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề mà cơ thể mắc phải. Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm dùng để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Căn bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe như: suy thận, hoại tử chi, mù lòa…
Do vậy việc xét nghiệm đường huyết có thể chị em mình phát hiện sớm tình trạng tăng đường huyết và có các biện pháp ngăn ngừa sớm bệnh đái tháo đường.
5. Viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lí di truyền theo 3 con đường: lây qua máu, lây qua quan hệ tình dục không an toàn, lây từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang con trong quá trình thai kỳ hoặc khi chuyển dạ sinh nở. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng gan, đặc biệt là xơ gan và ung thư gan. Vì vậy các xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan B đóng vai trò quan trong việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này.
An Nhiên (Tổng hợp)