Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản gửi Bộ Y tế đề xuất cho TPHCM triển khai thí điểm mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) trong điều trị bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Theo Sở Y tế TPHCM, hiện trạm y tế cấp xã được quỹ BHYT chi trả 340 loại thuốc, trong đó có 50 loại thuốc dành cho các bệnh mạn tính không lây. Nếu so với bệnh viện tuyến huyện thì trạm y tế thiếu đến 40 loại cần thiết để điều trị các bệnh mạn tính không lây.
Do đó, Sở Y tế TPHCM đề nghị thí điểm mở rộng danh mục thuốc BHYT trong điều trị bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế phường, xã, thị trấn. Danh mục bổ sung 40 loại thuốc dùng trong điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế gồm: thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc điều trị tăng huyết áp; thuốc điều trị suy tim; thuốc hạ lipid m.áu; insulin và nhóm hạ đường huyết; thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tất cả những loại thuốc này đã được Bảo hiểm xã hội TPHCM đồng thuận, nhưng phải được Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến chỉ đạo.
TP.HCM: Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ
Theo Sở Y tế TP.HCM, thành phố dự kiến sẽ triển khai cho người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 9 tháng đầu năm và hoạt động trọng tâm quý 4, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, trong buổi làm việc với TP.HCM vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ mong muốn TP.HCM tiên phong trong việc xây dựng cơ chế, chính sách để mọi người dân được theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là xu thế của thế giới trong chăm sóc sức khỏe dự phòng cho người dân.
Sở Y tế sẽ đăng ký triển khai thí điểm tích hợp khám sức khỏe định kỳ, tích hợp hồ sơ sức khỏe điện tử với chương trình WHO PEN. Đây là gói can thiệp thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh không lây nhiễm Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
(Ảnh minh hoạ)
Cũng trong hội nghị, ông Thượng cho biết, ngành y tế gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn vì dịch Covid-19. Trong đó, có nhiều khó khăn đã tồn đọng từ trước, qua dịch Covid-19 lại bùng ra rõ ràng hơn.
Khó khăn điển hình là một số bệnh viện, trung tâm, trạm y tế, không còn t.iền để thực hiện Nghị quyết 03 về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số nhân viên y tế nghỉ việc tiếp tục gia tăng.
Ông Thượng cũng nhấn mạnh về thực trạng điều dưỡng nghỉ việc ngày càng tăng và có nhiều người đã nghỉ hẳn. Thậm chí tại một số khoa, số điều dưỡng ít hơn cả bác sĩ, điều rất hiếm xảy ra trước đây, gây ảnh hưởng chất lượng chăm sóc người bệnh bị ảnh hưởng. Một số bệnh viện đang gặp khó trong tuyển dụng điều dưỡng mới.
Do đó, Sở Y tế kiến nghị chi ngân sách chi 500 tỉ đồng để giải quyết các khó khăn trên, không để bất công cho các nhân viên y tế, đồng thời nên mở rộng đối tượng được hưởng quyền lợi này bao gồm cả nhân viên hợp đồng. Đồng thời, cần nghiên cứu hỗ trợ học phí, thậm chí miễn phí học điều dưỡng để tăng số lượng học sinh đăng ký.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, khó khăn nổi bật hiện nay là tình hình tự chủ tài chính của các bệnh viện đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Một số bệnh viện mất cân đối thu chi, thậm chí thâm hụt, không đủ t.iền chi lương, thưởng cho nhân viên.