Từ hôm nay 16-3, khi đến nơi công cộng tập trung đông người như: siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe… phải đeo khẩu trang. Vậy nên chọn loại khẩu trang nào và đeo như thế nào để phòng ngừa Covid-19?
Thủ tướng chỉ đạo từ hôm nay (16-3), tại các nơi công cộng tập trung đông người như siêu thị, chợ, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng… người dân phải đeo khẩu trang đề phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19). Nên chọn khẩu trang vải hay khẩu trang y tế khi đến các địa điểm công cộng?
Người dân đến các nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang – Ảnh: Hà Trần
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khuyến cáo người dân chỉ cần sử dụng khẩu trang vải nơi công cộng và các địa điểm đông người và không nhất thiết phải dùng khẩu trang y tế. Khẩu trang y tế chỉ nên dùng cho đối tượng mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh, người làm công tác y tế, phòng chống dịch…
Đại đa số hành khách đã đeo khẩu trang khi tới Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) trong ngày 16-3 – Ảnh: Huy Thanh
Đặc biệt khi đến nơi công cộng và địa điểm đông người nên giữ khoảng cách giao tiếp là 2 m để hạn chế hít phải hoặc bị dính các giọt b.ắn. “Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các giọt b.ắn nước bọt có thể văng xa tối đa là 2 m.
Do đó, nếu muốn bảo vệ bản thân trước bệnh dịch Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên giữ khoảng cách an toàn với người có biểu hiện ho, hắt hơi, ho sốt (nghi nhiễm virus SARS-CoV-2)”- ông Phu nói.
Bộ Y tế khuyến cáo tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng để phòng lây bệnh
Về cách đeo khẩu trang. Đối với khẩu trang vải: che kín cả mũi lẫn miệng; Tránh sờ tay vào khẩu trang khi đeo; Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra; Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo; Nên thường xuyên giặt sạch khẩu trang với xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.
Đối với khẩu trang y tế thông thường. Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên; Che kín cả mũi lẫn miệng; Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra; Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác.
Giả mạo Bộ Y tế để bán khẩu trang
Trang facebook giả mạo Bộ Y tế để rao bán khẩu trang
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã lập các tài khoản facebook giả mạo Bộ Y tế để rao bán khẩu trang. Ngày 16-3, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, cho biết hiện rất nhiều trang fanpage giả mạo Bộ Y tế để bán khẩu trang y tế các loại.
“Mọi người tham gia mạng xã hội cần thận trọng dễ bịa lừa. Nếu ai phát hiện thì báo cho lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã lập các tài khoản Facebook giả mạo Bộ Y tế để rao bán khẩu trang. cơ quan chức năng gần nhất để xử lý theo pháp luật” – ông Nguyễn Đình Anh đề nghị. Theo ông Nguyễn Đình Anh, Bộ Y tế không có trang web hay mạng xã hội nào bán khẩu trang các loại.
N.Dung (nld.com.vn)
Có cần hạn chế đi lại trong thời điểm có dịch Covid-19 không?
Bạn không cần phải hạn chế đi lại trong mùa dịch. Tuy nhiên, cần hạn chế tới nơi tụ tập đông người, hoặc nơi đang có bệnh lưu hành.
Bạn có biết trong suốt dịch bệnh Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh không nên áp dụng bất kỳ sự hạn chế đi lại nào.
Tại Việt Nam hiện đang được các tổ chức thế giới đ.ánh giá rất cao trong công tác ngăn chặn và kiểm soát bệnh tật. Ngành y tế Việt Nam đã và đang làm tất cả các biện pháp đẩy lùi virus SAR-Cov-2 đảm bảo sức khỏe an toàn cho người dân.
Tới thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa đưa ra bất kỳ khuyến cáo hạn chế đi lại đối với người dân. Tuy nhiên, để tự tin đi lại trong mùa dịch bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản cho mình.
Bạn cần lưu ý hạn chế tới nơi tập trung đông người, hoặc có dịch bệnh đang lưu hành trong cộng đồng. Ngoài ra, cần phải thực hiện những biện pháp vệ sinh cá nhân để ngừa bệnh cho chính mình.
Bạn không cần hạn chế đi lại nhưng nên chú trọng các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh khi tiếp xúc và di chuyển (Ảnh minh hoạ)
Dưới đây là những lưu ý an toàn khi di chuyển bạn nên biết:
– Không đi lại nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên. Chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
– Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho
– Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn
– Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng
– Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, cuộn tròn khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.
– Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi – và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.
– Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.
– Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
– Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã c.hết.
– Nếu cảm thấy ốm nên tới bệnh viện để được khám và điều trị với sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Khi bạn có kiến thức, chủ động ứng phó sẽ không cần phải quá lo lắng khi di chuyển.
Theo toquoc.vn