Đi chữa răng, nuốt luôn kim tiêm vào dạ dày

Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do nuốt phải dị vật có đầu sắc nhọn như kim tiêm khi đang điều trị nội nha tại phòng khám nha khoa.

Mũi kim được lấy ra từ dạ dày của bệnh nhân – Ảnh: BVCC

Hôm nay (25.3), Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) thông tin: Anh T.Q.B (17 t.uổi, ngụ TP.HCM) nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, không đau bụng, không sốt. Bệnh nhân được chuyển đến BV ĐHYD do nuốt phải dị vật khi đang điều trị răng tại một phòng khám nha khoa.

Bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, BV ĐHYD đã nhanh chóng thăm dò dị vật, cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để dự phòng tình huống có thể phẫu thuật lấy dị vật và chụp CT Scan vùng bụng để xác định vị trí dị vật.

Kết quả ghi nhận dị vật kim loại nằm ngay trong dạ dày.

Thạc sĩ – bác sĩ Phạm Công Khánh, Phó trưởng Khoa Nội soi (BV ĐHYD), cho biết: Bệnh nhân được chỉ định soi dạ dày khẩn. Tuy nhiên, do dạ dày còn nhiều thức ăn nên việc tìm kiếm dị vật bị hạn chế.

Sau đó, người bệnh được thực hiện nội soi gây mê. “Nội soi gây mê giúp người bệnh dễ chịu hơn và quá trình nội soi được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, thức ăn đặc (cơm) khiến quá trình bơm rửa rất khó khăn. Bác sĩ đã sử dụng hệ thống bơm rửa áp lực cao (water-jet pump) để hút rửa sạch khối thức ăn trong dạ dày và tìm dị vật. Việc này cần phải được thực hiện cẩn thận để tránh đẩy dị vật trôi xuống ruột non”, bác sĩ Khanh giải thích.

Sau đó, các bác sĩ nội soi đã phát hiện mũi kim sắc nhọn, dài khoảng 4 cm, nằm sâu dưới khối thức ăn và lấy được ra ngoài.

May mắn là mũi kim chưa đ.âm t.hủng thành dạ dày của bệnh nhân.

Theo bác sĩ Khánh, quá trình gắp dị vật khá khó khăn vì hình dáng dị vật khó cầm nắm. Bác sĩ phải sử dụng mũ chụp đặc biệt bao quanh đầu ống soi để có thể gắp dị vật an toàn, đảm bảo dị vật không không gây tổn thương các cơ quan lân cận.

Bác sĩ khuyến cáo, nuốt dị vật đường tiêu hóa là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Hầu hết các trường hợp (80%) dị vật sẽ đi ra ngoài qua ngả h.ậu m.ôn mà không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh nuốt dị vật sắc nhọn như xương cá, xương động vật khác (gà, vịt, heo,…), vỉ thuốc… thì cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Mô phỏng ký sinh trùng để phát triển loại kim tiêm siêu nhỏ

Theo scitechdaily.com, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển loại kim y tế lấy cảm hứng từ ký sinh trùng – loại kim mới sẽ làm cho việc tiêm không đau. Ngoài ra, kim tiêm còn làm giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng và chấn thương.

Ảnh minh họa

Cụ thể, các kỹ sư từ Đại học Rutgers đã tạo ra những chiếc kim nhỏ mô phỏng cấu trúc của các cơ quan ký sinh trùng. Các kim tiêm nhỏ đó có thể bám vào da và thay thế kim tiêm dưới da trong tương lai.

Hu Wang Lee, Phó giáo sư kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Rutgers cho biết, thiết bị của các nhà khoa học thuộc trường sẽ giúp sử dụng sử dụng kim tiêm một cách hiệu quả và chất lượng.

Các nhà khoa học lưu ý rằng loại kim siêu nhỏ đang thu hút sự chú ý ngày càng tăng vì chúng ngắn, mỏng và ít xâm lấn – nghĩa là chúng làm giảm đau và loại trừ nguy cơ n.hiễm t.rùng. Nhưng kim siêu nhỏ chỉ có một vấn đề duy nhất: độ bám dính kém với mô cơ, cần được được khắc phục.

Một số côn trùng và các sinh vật khác có đặc tính cho phép chúng bám vào các mô. Ví dụ, đây là những cái móc siêu nhỏ của ký sinh trùng, vòi chích của ong và lông có vảy của nhím. Lấy cảm hứng từ những sinh vật này, các kỹ sư tại Đại học Rutgers đã bổ sung cho kim bằng một nguyên tố vi lượng được cố định vào mô, tăng cường độ bám dính.

Vũ Trung Hương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *