Đi đại tiện nếu thấy phân “nặng mùi” hơn bình thường thì đó có thể là do những vấn đề sau

Đừng chủ quan bỏ qua tình trạng “mùi” sau khi đi đại tiện, bởi đôi khi nó cũng có thể cho bạn biết cơ thể của bạn đang gặp vấn đề gì.

Chuyện đi đại tiện là nhu cầu cá nhân mà ai cũng phải trải qua hàng ngày. Quá trình đi đại tiện cũng là lúc cơ thể của bạn đào thải độc tố và chất bẩn dư thừa ra ngoài, từ đó giúp đường ruột sạch hơn. Tuy nhiên, nếu sau khi đi đại tiện xong thấy phân của mình bỗng “nặng mùi” hơn những ngày khác thì bạn cần chú ý vì nó có thể là do một vài nguyên nhân sau đây.

Do ăn quá nhiều đồ linh tinh

Việc ăn nhiều loại thực phẩm chứa đường ngọt, chất béo và đồ chế biến sẵn có thể làm cho phân của bạn phát ra mùi khó chịu. Nguyên nhân là do một số người thiếu enzyme có thể p.hân h.ủy hoàn toàn chất béo, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, nếu thức ăn càng tích trữ lại lâu trong cơ thể thì bạn còn có thể gặp phải hiện tượng “ xì hơi”. Điều này cũng góp phần trở thành nguyên nhân khiến phân của bạn bốc mùi nặng hơn.

Do đường ruột không tốt

Mùi phân thối xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hấp thu kém (đồng nghĩa là cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm mà bạn đang ăn). Nếu đường ruột của bạn làm việc kém sẽ gây ảnh hưởng tới việc trao đổi chất, từ đó khiến phân trở nên “nặng mùi” hơn.

Do mắc hội chứng ruột ngắn

Đây là hội chứng hiếm gặp, thường xảy ra khi một phần của ruột già không thể hoạt động hoặc không có trong cơ thể. Đa phần, những người mắc phải hội chứng này thường hấp thu kém hơn những người khác. Điều này là do một phần ruột già đã được phẫu thuật cắt bỏ để điều trị bệnh viêm ruột.

Tình trạng này sẽ làm cho phân trở nên nhợt nhạt, nhờn và có mùi nặng hơn, đi kèm với hiện tượng tiêu chảy, mất nước, đầy hơi, ợ nóng, mất cơ bắp.

Do cơ thể không dung nạp lactose

Lactose là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu cơ thể thiểu enzyme lactose hoặc sản xuất ít vi khuẩn thì nó sẽ làm cho lactose không thể p.hân h.ủy để lên men được, từ đó gây xì hơi và khiến phân “bốc mùi” nặng. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám để khắc phục chứng không dung nạp lactose từ sớm.

Do đang uống thuốc

Một số loại thuốc uống vào có thể gây khó tiêu, đầy hơi do thành phần thuốc lên men trong cơ thể. Nếu phân của bạn có mùi khó chịu sau khi uống một loại thuốc mới, bạn nên xin sự tư vấn từ bác sĩ để yếu cầu đổi thuốc ngay.

Source (Nguồn): Timesofindia

Theo Helino

Đi đại tiện nhận thấy dấu hiệu “nặng mùi đáng sợ”, bạn nhất định phải biết các nguyên nhân sau đây

Nếu phân của bạn “bốc mùi” nặng, dưới đây là 6 lý do có thể xảy ra.

Bạn thích thịt

Để tiêu hóa thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh như thịt, tỏi, sữa, bông cải xanh, cải xoăn và bắp cải, ruột phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến bạn xì hơi, làm cho phân có mùi nặng hơn. Ngay cả khi hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt những thực phẩm này cũng có thể làm cho phân có mùi khó chịu.

Bạn mắc hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn là một tình trạng hiếm gặp khi một phần của ruột già không thể hoạt động hoặc không có trong cơ thể. Những người mắc bệnh này có thể bị kém hấp thu. Điều này thường có thể xảy ra khi một phần ruột già đã được phẫu thuật cắt bỏ để điều trị bệnh viêm ruột.

Tình trạng này có thể khiến phân nhợt nhạt, nhờn và có mùi nặng cùng với tiêu chảy, thờ ơ, mất nước, đầy hơi, ợ nóng, đầy hơi và mất cơ bắp.

Bạn mắc chứng không dung nạp lactose

Nếu phân “bốc mùi” nặng sau khi bạn đã ăn kem vào ban đêm, lý do có thể là bạn mắc chứng không dung nạp lactose. Lactase là một loại enzyme phá vỡ lactose để giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Nếu cơ thể thiếu enzyme lactase hoặc sản xuất ít vi khuẩn, điều này có thể dẫn đến lactose không được tiêu hóa để lên men và gây xì hơi và phân “bốc mùi” nặng. Bạn hãy gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn mắc chứng không dung nạp lactose.

Bạn ăn quá nhiều đồ ăn vặt

Ăn thực phẩm có đường, chất béo và thực phẩm chế biến có thể làm cho phân có mùi khó chịu. Điều này xảy ra khi một số người thiếu enzyme có thể phân giải hoàn toàn chất béo, làm chậm quá trình tiêu hóa. Và thức ăn càng để lâu thì cơ thể càng xì hơi. Điều này sẽ làm cho phân “bốc mùi” nặng hơn.

Bạn đang uống thuốc

Một số loại thuốc gây khó tiêu. Nó có thể lên men và làm cho phân “bốc mùi”. Nếu phân bắt đầu có mùi khó chịu sau khi bạn đã uống một loại thuốc mới, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về điều này và yêu cầu đổi thuốc.

Đường ruột không tốt

Mùi phân thối cũng có thể là dấu hiệu kém hấp thu, có nghĩa là cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm mà bạn đang ăn. Nếu cơ thể không thể phá vỡ và tiêu hóa chất dinh dưỡng, chúng sẽ bị thối rã và khiến cho phân “bốc mùi” nặng.

Ngọc Huyền

Theo Timesofindia/emdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *