Đi ngủ sau 11 giờ: Gan, não và nhiều cơ quan bị tàn phá

Một nghiên cứu cho biết những “cú đêm” có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn 10% so với những người ưa dậy sớm và đi ngủ sớm.

Bệnh gan

Gan rất quan trọng đối với cơ thể con người, nếu gan có vấn đề thì đương nhiên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ được gan giải độc. Tuy nhiên, gan cần được nghỉ ngơi sau 11h để phục hồi và tự sửa chữa các thương tổn. Do đó, nếu bạn ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất. Kết quả là hiệu quả giải độc bị giảm sút, gan chứa nhiều chất độc hại, ngoài ra còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

Các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não

Thức khuya sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, huyết áp của những người đi ngủ muộn sẽ cao hơn nhiều so với những người có giờ giấc nghỉ ngơi khoa học. Sự kết hợp của cả hai vấn đề này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não.

Tổn thương ruột và dạ dày

Ngủ muộn cũng là một hành vi rất có hại cho dạ dày, nếu bạn không ngủ sau 11 giờ trong một thời gian dài sẽ khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa của chúng ta.

Các vấn đề về đường tiêu hóa sẽ tác động tiêu cực đến chức năng hấp thụ và bài tiết chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến chúng ta rất dễ bị ốm, suy nhược. Vì vậy, những người có vấn đề về đường tiêu hóa càng không nên thức khuya.

Ung thư

Thức khuya trong một thời gian dài là nguyên nhân làm tăng rủi ro khởi phát ung thư. Như đã đề cập, mất ngủ làm tăng sự tích lũy của các gốc tự do trong cơ thể.

Nếu gốc tự do tấn công vào phân tử lipid ở mạch m.áu, nó sẽ góp phần gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,… Gốc tự do tấn công vào ADN ở nhân tế bào sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc ADN, gây đột biến hoặc c.hết tế bào, gây lão hóa hoặc nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư.

Bên cạnh đó, việc thức khuya còn gây rối loạn nội tiết tố của con người, tác động vào quá trình phân chia của tế bào và làm tăng nguy cơ ung thư.

Rối loạn chức năng miễn dịch

Khi đi ngủ, cơ thể sẽ bước vào quá trình sửa chữa các thương tổn, dọn dẹp độc tố đồng thời tăng sinh các tế bào miễn dịch. Do đó, nếu thức khuya trong thời gian dài hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Khi lớp phòng thủ của cơ thể suy yếu cũng là thời cơ cho các bệnh cơ hội bùng phát. Biểu hiện rõ nhất là tần suất mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm, cúm hoặc bệnh đường ruột như viêm dạ dày, viêm đường ruột sẽ tăng lên thấy rõ.

Suy nhược thần kinh, đau đầu và mất ngủ

Thông thường các dây thần kinh giao cảm của con người sẽ được nghỉ ngơi vào ban đêm và ở trong trạng thái kích thích vào ban ngày. Tuy nhiên, việc thức khuya lại làm xáo trộn chu trình này, khi ép dây thần kinh giao cảm trong trạng thái kích thích trong khoảng thời gian lẽ ra nó được nghỉ ngơi.

Trước mắt, hiện tượng này sẽ khiến chúng ta ở trong trạng thái thiếu năng lượng, chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung, phản ứng chậm ngay buổi sáng hôm sau. Trong trường hợp thói quen xấu này được duy trì trong thời gian dài, bạn có thể đối mặt với tình trạng suy nhược thần kinh và mất ngủ.

Rối loạn khuẩn đường ruột gây hại đến sức khỏe, chị em làm gì để cải thiện?

Rối loạn khuẩn đường ruột có thể gây nhiều bệnh tật liên quan. Chị em nên chú ý vấn đề tăng cường sức khỏe đường ruột cho bản thân và gia đình nhé.

Rối loạn khuẩn đường ruột có thể gây tác hại như thế nào đến sức khỏe của bạn?

Ảnh hưởng tâm lý người bệnh

Nhiều người nghĩ rằng vấn đề đường ruột chỉ tác động đến sức khỏe thể chất nhưng thực tế, trạng thái của các vi sinh vật bên trong đường ruột còn có thể thông qua dây thần kinh phế vị và thần kinh ruột truyền đến não bộ, từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý con người.

Nghiên cứu cho thấy: Rối loạn khuẩn đường ruột hoặc bị thiếu hụt lợi khuẩn nào đó sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Có thể thấy được sức khỏe đường ruột cần quan tâm đúng mực hơn để bạn có cuộc sống khỏe mạnh và đầy sức sống.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch m.áu

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Điều chỉnh các nhóm vi khuẩn trong đường ruột ở mức cân bằng và hợp lý có thể cải thiện tình hình ở bệnh nhân suy tim. Ngoài ra, các trường hợp chướng khí, biếng ăn, phù thủng v.v… cũng được giảm nhẹ. Vì vậy, sức khỏe đường ruột không chỉ ảnh hưởng hệ tiêu hóa mà còn liên quan đến tim, mạch m.áu.

Gây các chứng viêm

Khi môi trường vi khuẩn trong ruột bị mất cân bằng, các nhóm khuẩn gây bệnh có thể phá vỡ tính ổn định của niêm mạc, làm suy yếu tác dụng bảo vệ của “tấm chắn” tự nhiên này, dẫn đến cơ thể sinh ra phản ứng viêm như một tín hiệu cảnh báo, lâu ngày gây ra viêm dạ dày, viêm đường ruột mãn tính.

Ngoài ra, rối loạn khuẩn đường ruột còn ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, hệ quả là gây hại cho sức khỏe toàn thân. Bạn dễ bị thiếu chất và phát sinh nhiều bệnh tật.

Ảnh hưởng đến chức năng não bộ

Hệ thần kinh não bộ có mối tương quan với hệ thống miễn dịch và nội tiết. Cụ thể là não có thể điều tiết tính thẩm thấu của đường ruột, ảnh hưởng các nhóm khuẩn bên trong hệ tiêu hóa.

Ngược lại, hệ thống vi khuẩn ở ruột có thể phóng thích nội tiết bên trong, chất này giống như con đường lưu thông giữa ruột và bộ não, cho nên cũng tác động đến chức năng của não.

Chị em nên làm gì để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện cân bằng khuẩn đường ruột?

Cho đường ruột có thời gian nghỉ ngơi

Chị em dù bận rộn thế nào cũng nên chú ý kiểm soát thời gian ăn uống cũng như lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Bên cạnh tập thói quen ăn đúng giờ thì khoảng thời gian giữa hai bữa chính nên hạn chế ăn thêm bữa phụ quá tải. Thời điểm này là lúc chức năng đường ruột có cơ hội điều chỉnh và phục hồi cũng như tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Bên cạnh đó, lúc bạn ngủ cũng là lúc đường ruột giảm bớt gánh nặng, vì vậy bữa ăn tối nên hoàn thành trước 20 giờ là lý tưởng nhất, vừa giúp ổn định hệ tiêu hóa vừa không ảnh hưởng giấc ngủ. Ngoài ra, mỗi bữa chỉ ăn no 7 phần cũng có lợi cho sức khỏe đường ruột, dạ dày.

Ăn chậm, nhai kỹ

Thói quen ăn chậm, nhai kỹ có thể khiến nước bọt ở khoang miệng tăng cường khả năng dung hợp với thức ăn, giảm áp lực cho quá trình tiêu hóa, hấp thu bên trong, đồng thời còn có lợi để nâng cao cảm giác no, giúp bạn hạn chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Một ly nước ấm sau khi vừa ngủ dậy

Sáng sớm khi vừa ngủ dậy, bạn nên uống một ly nước ấm rồi mới vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Thói quen này không những có lợi cho vấn đề đại tiện mà còn có hiệu quả làm sạch “rác” trong ruột, ngăn ngừa chứng táo bón và hạn chế tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột.

Vận động thể chất hợp lý

Chị em nên căn cứ tình trạng sức khỏe mà lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp. Mỗi ngày cần dành ít nhất 30 phút để vận động cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón và tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Bổ sung thực phẩm có lợi cho ruột

Một số thực phẩm có tác dụng bảo vệ đường ruột mà chị em có thể lựa chọn như rong biển, mộc nhĩ đen, sữa chua v.v… Ngoài ra, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để cơ thể có đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *