Đi siêu thị người dân đặc biệt lưu ý gì để tránh lây nhiễm Covid-19?

Theo bác sĩ, tại quầy thanh toán, người dân nên đảm bảo khoảng cách tối thiểu với những người xung quanh.

Bạn cũng nên khử khuẩn t.iền được thối lại hoặc dùng phương thức thanh toán online.

Xin bác sĩ cho tôi cách để đi chợ, đi siêu thị và cửa hàng tiện lợi tránh bị lây nhiễm Covid-19? Thực phẩm sau khi mua về nhà tôi nên xử lý thế nào để không mang virus về nhà? (Nguyễn Thị Hải, 27 t.uổi, Bắc Ninh).

Đi chợ là nhu cầu của mỗi gia đình để mua lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, đi chợ ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm hoặc mang virus về nhà.

Khi đi chợ, bạn phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K. Theo đó, bạn phải mang khẩu trang, nếu có thêm kính chống giọt b.ắn càng tốt, chuẩn bị nước rửa tay nhanh. Khi mua hàng, người đi chợ nên hạn chế chạm vào các bề mặt của hàng quán, nếu có phải rửa tay khử khuẩn sau khi chạm vào. Bạn cũng hạn chế tụ tập đông người ở các hàng quán, khi thấy quán đông khách ta có thể quay lại sau hoặc đến quán khác. Trong quá trình đi chợ, người dân không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Trước đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân cần thực hiện khai báo y tế khi đến chợ mua hàng. Khách hàng không đến chợ nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.

Shipper ở Đà Nẵng mặc đồ bảo hộ mua hàng cho người dân. Ảnh: Hồ Giáp

Người đi chợ cũng phải thông báo ngay cho cán bộ quản lý chợ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại chợ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Đồng thời, người đi chợ nên hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của chợ.

Với trường hợp đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, người dân không được tụ tập đông tại quầy thanh toán. Chúng ta nên lựa chọn vị trí đứng phù hợp để đảm bảo khoảng cách với những người xung quanh cũng như nhân viên thanh toán.

Một cách cẩn thận hơn, chúng ta khử khuẩn t.iền được thối lại sau khi nhận từ người bán hàng ở chợ, nhân viên thanh toán ở siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Nếu có thể, bạn nên dùng cách thanh toán online để hạn chế tiếp xúc với t.iền tại các cửa hàng, siêu thị.

Trường hợp, khi đến siêu thị phải sử dụng thang máy, người dân cũng nên lưu ý bởi thang máy tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc covid-19 do không gian trong thang máy chật hẹp, khép kín làm cho không khí không được thông thoáng. Hơn nữa, bề mặt bên trong của thang máy là nơi virus dễ bám vào.

Tốt nhất, chúng ta nên ưu tiên sử dụng cầu thang bộ, trường hợp bắt buộc di chuyển bằng thang máy, người dân nên chú ý: Hạn chế đi thang máy nhiều người cùng lúc, vì không gian của thang máy chật hẹp, nguy cơ sẽ rất cao nếu trong thang máy có một F0.

Thang máy nên có 3-4 người đi và khi vào thang máy không được nói chuyện, ấn tầng của mình sau đó sát khuẩn bằng tay, mỗi người phải quay về một hướng trong thang máy, không được quay mặt vào nhau và nói chuyện để hạn chế giọt b.ắn.

Đặc biệt, người dân phải luôn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay. Nếu có, chúng ta nên đeo thêm kính chống giọt b.ắn.

Sau khi đi chợ, siêu thị về nhà, người dân nên khử khuẩn mặt ngoài của các túi xách, túi nilon đựng đồ ăn. Ngoài ra, chúng ta cũng lưu ý vệ sinh khử khuẩn xe vì bề mặt xe cũng là nơi mà virus bám vào, vô tình chúng ta dắt xe, quên khử khuẩn tay cũng có nguy cơ lây nhiễm.

Khi vào nhà chúng ta nên tháo khẩu trang đúng cách, để khẩu trang bẩn đúng chỗ không được quăng bừa bãi cũng không được sử dụng lại khẩu trang, khử khuẩn tay sau đó tắm rửa thay quần áo trước khi tiếp xúc với người trong gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Văn Chánh (Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành)

3 bước khử khuẩn tại nhà ngăn Covid-19

Pha chloramin 2,5%, nước tẩy hoặc nước Javel 5% với nước để khử khuẩn các bề mặt và các vị trí tiếp xúc thường xuyên ở trong nhà.

Hướng dẫn của các chuyên gia y tế Đại học Y dược TP HCM trong tài liệu Sổ tay Sức khỏe, trường hợp không có ca nhiễm, để khử khuẩn trong nhà, bạn pha 1/2 muỗng cà phê bột chloramin 2,5% với một lít nước, vệ sinh mỗi ngày một lần. Nước Javel 5% pha theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.

Trong trường hợp một tuần vệ sinh một lần, pha một muỗng cà phê bột chloramin 2,5% với một lít nước. Nước Javel pha gấp đôi hướng dẫn trên bao bì trong cùng một lượng nước.

Trong trường hợp có ca bệnh, lượng bột chloramin 2,5% được sử dụng gấp 5 lần bình thường, tức pha 5 muỗng với một lít nước. Nước Javel 5% thì pha gấp 10 lần hướng dẫn trên bao bì trong cùng một lượng nước.

Nếu sử dụng nước tẩy, pha với tỷ lệ 1:10, ví dụ 5 muỗng canh hoặc 1/3 cốc nước tẩy sẽ pha với 250 ml nước.

Để dung dịch phát huy hiệu quả, nên pha bằng nước ở nhiệt độ phòng. Không nên để dung dịch dưới ánh nắng mặt trời, đậy nắp bình đã pha, không trộn lẫn hóa chất hoặc dung dịch với nhau. Trước khi tiến hành khử khuẩn cần tắt các thiết bị điện, mở cửa để đảm bảo thông gió tốt.

Quy trình khử khuẩn bề mặt tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1 : Lau bề mặt bằng chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt chất bẩn;

Bước 2 : Lau khử khuẩn với dung dịch clo 1% sau đó để khô;

Bước 3 : Lau lại bằng nước sạch để tránh hóa chất tồn dư.

Gia đình có người cách ly tại nhà, cần đảm bảo khử khuẩn các vị trí như nền nhà, tường, bàn ghế, đồ đạc cần vệ sinh ít nhất một lần mỗi ngày. Tại các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút nhấn nước bồn cầu… khử khuẩn ít nhất 4 lần một ngày.

Ở các vị trí tiếp xúc thường xuyên cần khử khuẩn ít nhất 4 lần một ngày. Ảnh: LifeSavvy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *