Dị ứng thời tiết nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có lợi và cải thiện triệu chứng của dị ứng thời tiết thì người bệnh dị ứng thời tiết cũng nên cân nhắc một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số loại thực phẩm dưới đây người bệnh dị ứng thời tiết cần biết để tránh:

1. Thịt bò, sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò

Thực tế, thịt bò, sữa bò đều là thực phẩm có chứa casein và protein huyết thanh. Trong khi đó hai thành phần này lại làm tăng khả năng dị ứng ở con người đặc biệt xảy ra đối với t.rẻ e.m. Ngoài ra, hai loại chất này còn được tìm thấy trong một số loại động vật có vú.

Do đó, để giảm thiểu và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, xảy ra triệu chứng nổi mẩn đỏ, các vết sẩn đỏ do dị ứng thời tiết gây ra thì người bị dị ứng thời tiết nên lựa chọn loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn của mình.

2. Dị ứng thời tiết nên kiêng ăn hải sản

Các loại hải sản như: cua, tôm, ghẹ, hàu, sò, mực,… đây là nhóm thực phẩm có nguy cơ rất cao gây ra tình trạng dị ứng ở con người. Chưa kể, các loại hải sản còn khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn.

Các chuyên gia cho biết rằng thành phần chính của hải sản chính là protein parvalbumin, loại chất này làm tăng nguy cơ gây dị ứng và gây ra phản ứng đối với những người có cơ địa nhạy cảm cũng như hệ miễn dịch bị suy giảm.

Dị ứng thời tiết nên kiêng các loại hải sản – Ảnh Internet

Dấu hiệu cho biết bạn đang bị dị ứng hải sản ngoài tình trạng nổi mề đay diện rộng cơ thể còn bị ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tiêu hóa, thậm chí có nhiều trường hợp có thể dẫn đến sốc phản vệ.

3. Đậu phộng

Dị ứng thời tiết nên kiêng ăn đậu phộng. Trong đậu phộng có chứa vicilin và albumin, hai loại thành phần này gây ra tình trạng bùng phát các triệu chứng dị ứng thời tiết hoặc khi ở nhiệt độ cao.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngưỡng gây ra phản ứng dị ứng đậu phộng là 1mg. Trong khi đó mỗi hạt đậu phộng có khối lượng trung bình từ 500mg – 1000mg. Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ cần 1/1000 hạt đậu phộng cũng có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng. Vì thế, người bị dị ứng cơ địa đặc biệt các trường hợp người bị bệnh dị ứng thời tiết thì không nên dùng đậu phộng, điều này sẽ giúp người bệnh tránh được các triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội gây nguy hiểm đến sức khỏe.

4. Kiêng bia rượu và nước có gas

Những người bị dị ứng thời tiết nên tự chủ động tránh sử dụng các loại đồ uống như bia, rượu và nước uống có gas. Thời gian điều trị bệnh càng cần kiêng tuyệt đối không sử dụng vì các thành phần trong các loại thức uống này có thể kích thích vào các tế bào thần kinh và gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa và sưng đỏ.

Nói không với rượu bia khi bị dị ứng thời tiết – Ảnh Internet

5. Một số lưu ý khác về dị ứng thời tiết nên kiêng

Ngoài các thực phẩm trên thì người dị ứng thời tiết nên kiêng như sau:

– Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.

– Có nhiều người dị ứng thời tiết kèm theo dị ứng phấn hoa, nên kiêng ra gió vì có thể gây ra tình trạng dị ứng phấn hoa trong gió.

– Hạn chế tối đa việc để cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi.

– Không nên làm việc, để tinh thần căng thẳng, stress.

– Người bị bệnh dị ứng cần ngủ đủ giấc, việc ngủ không đủ giấc cũng làm trầm trọng hơn tình trạng dị ứng thời tiết.

Khi trẻ mắc bệnh dị ứng thời tiết thì cha mẹ cần nghiêm túc giúp trẻ thực hiện điều trị, kiêng cữ cẩn thận nhằm tránh khiến tình trạng dị ứng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn và hạn chế các rủi ro xảy ra.

Những nhóm thực phẩm không nên ăn khi bị dị ứng thời tiết ở trên có thể giúp bạn lựa chọn một chế độ ăn uống hợp lý. Nếu mắc bệnh cần chủ động tuân thủ theo các biện pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhằm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh một cách tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn.

“Bác sĩ nghìn like” nói về nhóm bệnh lý 4.0 của người trẻ

Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo T.iền Phong trò chuyện cùng bác sĩ Trần Quốc Khánh, anh nổi danh trên mạng với rất nhiều bài viết có hàng nghìn like.

Bác sĩ nhận thấy hiện nay đã có nhiều bạn trẻ sinh viên ý thức được việc tập luyện và giữ gìn sức khoẻ, bằng chứng là hầu hết các khu tập thể thao trong các trường đại học cao đẳng đều rất đông các bạn mỗi sáng sớm hay chiều về.

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì vẫn còn rất nhiều bạn trẻ đang lạm dụng sức khoẻ t.uổi trẻ của mình vào nhiều những thói quen không tốt, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thói quen thức quá khuya, thói quen ăn sáng hời hợt hoặc không ăn sáng, chơi điện tử xuyên đêm và đặc biệt là “tệ nạn” uống bia rượu cũng như hút t.huốc l.á.

Chủ quan cá nhân bác sĩ nhận thấy có nhiều bạn sinh viên nam hiện nay dù chỉ mới nhập học một vài năm nhưng đã “xây dựng” cho mình thói quen tụ tập bạn bè tiệc tùng mỗi cuối tuần hay khi có bất kỳ một lý do sự kiện dù lớn hay bé. Và trong những cuộc vui đó, các bạn uống rất nhiều, thậm chí mất kiểm soát.

Dưới góc nhìn y học, sẽ rất khó có một thể trạng và đặc biệt là khối óc minh mẫn-sáng tạo khi chúng ta để cơ thể thức quá khuya, để cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng và đặc biệt là để bộ não ngâm trong rượu mỗi tuần. Bác sĩ còn chưa bàn luận sâu về vấn đề chất lượng của những thực phẩm cũng như chất lượng rượu được các bạn sinh viên dung nạp khi tiệc tùng, vì đa số các bạn chưa thể có điều kiện kinh tế để có quyền chọn lựa những nguồn thực phẩm, những hàng quán đảm bảo chất lượng và an toàn.

Uống rượu. Đây thực sự là một vấn đề nhức nhối và ẩn chứa nhiều những hệ luỵ nguy hiểm cả về sức khoẻ lẫn những vấn đề khác của xã hội.

Về sức khoẻ, chỉ sau loanh quanh 10 phút uống rượu, dạ dày-não và gan của chúng ta dường như đang được ngâm trọng rượu và từng giây từng phút, rượu làm c.hết các tế bào não, tế bào gan. Rượu can thiệp vào các con đường truyền thông kết nối của não bộ, ảnh hưởng đến cách thức não hoạt động dẫn đến người hay uống rượu dễ bị rối loạn cảm xúc và hành vi, cũng như thường khó khăn hơn trong việc suy nghĩ, ghi nhớ và phối hợp các động tác.

Rượu làm các thành mạch m.áu khô giòn và dễ vỡ, cao huyết áp cũng như tai biến ở người trẻ t.uổi. Rượu làm mất đi cảm giác đói thực sự của cơ thể cũng như từng ngày phá huỷ hệ thống các tế bào niêm mạc đường tiêu hoá, tế bào gan và gây viêm tuỵ mạn tính, chính điều đó làm các bạn trẻ tiều tuỵ thiếu sức sống và hầu như không muốn ăn.

Thêm nữa, chất cồn tác dụng lên não làm cơ thể buồn ngủ rất nhanh dù chúng ta có cố gắng tỉnh thức, điều này lý giải vì sao rất nhiều vụ tai nạn xảy ra sau khi uống rượu. Còn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng rượu nữa, cá nhân bác sĩ nhận định hầu hết đều sẽ không đảm bảo an toàn cho cơ thể chúng ta.

Về xã hội, uống rượu đã lấy đi của các bạn trẻ thời gian, tài chính, sức sáng tạo của não bộ cũng như tăng nguy cơ xích mích va chạm, tăng nguy cơ tai nạn giao thông cũng như những tai nạn khác trong học đường.

Hiện nay, không chỉ sinh viên mà rất nhiều các bạn trẻ đang vướng vào những vấn đề sức khoẻ thời đại 4.0 mà bác sĩ thường gọi là nhóm bệnh lý 4.0. Chúng bắt nguồn từ việc thức khuya dậy muộn, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh sản xuất công nghiệp, ngồi bên máy tính và sử dụng smartphone quá nhiều, lạm dụng điều hoà, lười vận động thể chất, ít khi ra ngoại ô hay về với thiên nhiên và uống nhiều bia rượu.

Tất cả những yếu tố này làm các bạn trẻ dễ bị các bệnh lý về mắt (Mỏi mắt, mờ mắt, rối loạn điều tiết…), bệnh lý xương khớp (Hội chứng cổ tin nhắn-Text Neck, hội chứng ngón cái tin nhắn-Texting Thumb, hội chứng co cứng cơ thắt lưng cấp…), bệnh lý chuyển hoá (béo phì, goute…), bệnh lý tiêu hoá (Viêm loét dạ dày đại tràng, gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mạn ở người trẻ t.uổi…), bệnh lý mạch m.áu (suy giãn tĩnh mạch…) và những rối loạn tâm sinh lý (Stress, tự kỷ, xu hướng t.ự t.ử…).

Về giải pháp, điều đầu t.iền các bạn cần thực hiện đó là giải quyết căn nguyên, vì có như vậy chúng ta mới đạt được hiệu quả bền vững. Những nguyên nhân chính bác sĩ đã liệt kê ở trên, ví dụ các bạn cần ngủ sớm dậy sớm và tránh thức khuya (Tốt nhất ngủ trước 23h và 5h dậy), hạn chế tối đa có thể thời gian ngồi phòng điều hoà 1 tư thế và sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay, sinh viên tốt nhất chưa nên uống bia rượu, duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi chiều, kiểm soát cân nặng và xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho chính mình (Sinh viên hoàn toàn có thể tìm hiểu và làm được), cuối tuần nên tổ chức nhóm lớp ra ngoại ô, về với thiên nhiên để vừa học tập và thanh lọc cơ quan hô hấp cũng như giảm nguy cơ bị stress…

Ngoài những nội dung trên, cẩm nang để các bạn sinh viên có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đó chính là hãy tự mình tìm hiểu cũng như đọc tài liệu viết về sức khoẻ. Đó chính là kiến thức, là nền tảng để mỗi chúng ta tự xây dựng cho chính mình một lối sống khoẻ mạnh bền vững lâu dài.

Một video tư vấn về sức khoẻ trên kênh youtube của bác sĩ Khánh

Thế giới đang thay đổi quá nhanh và chúng ta cũng cần luôn thay đổi để kịp thích nghi với nó. Trong những diễn đàn kinh tế Thế giới gần đây, thậm chí những nhà chiến lược còn đang bối rối khi xác định công việc cho các bạn trẻ trong tương lại 20-30 năm tới và những giáo trình giáo dục cũng chỉ luôn dừng lại ở mức tham khảo, vì thực sự chưa có mô hình giáo dục nào là hoàn hảo cho một tương lai bất định phía trước.

Chúng ta nên đón đợi nó bằng cách tự xây dựng và hoàn thiện cho mình những kỹ năng để THÍCH NGHI, chỉ như vậy chúng ta mới có thể đón nhận được bất kỳ sự chuyển động nào của Thế giới trong tương lai. Bác sĩ rất mong các bạn đừng “đóng cứng” mình trong những kiến thức đã học trên ghê giảng đường.

Thay vào đó, các bạn hãy ra ngoài nhiều hơn, đọc sách liên tục, tương tác và kết nối với bạn bè các nước nhiều hơn (cả offline lẫn online)… để trao dồi kinh nghiệm sống và sớm nhận ra được hướng đi phù hợp cho mình trong tương lai. Và trong chuỗi hành trình hoàn thiện đó thì sự chân thành, tử tế và lý tưởng sống “Nghĩ về người khác nữa” là những đức tính mà bất kỳ xã hội nào cũng cần và trân quý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *