Dị ứng và phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19

Vaccine cũng giống như các thuốc khác, đều có khả năng gây dị ứng sau tiêm, song tỷ lệ dị ứng và phản vệ do vaccine rất thấp.

Dị ứng vaccine có thể là dị ứng type nhanh xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ với các biểu hiện như mày đay, phù quincke (sưng nề đột ngột), khó thở, phản vệ…, theo PGS.TS Hoàng Thị Lâm, Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E. Những phản ứng dị ứng vaccine như mày đay, phù mạch, viêm da dị ứng… nếu chỉ xảy ra thoáng qua, thì có thể khám chuyên khoa dị ứng, để điều trị và tư vấn về tiêm vaccine mũi tiếp theo.

Theo TS Lâm, sau tiêm vaccine, một số người có thể sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể để tạo miễn dịch chống lại virus. Trường hợp này, bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, nước và điện giải, có thể sử dụng các thuốc hạ sốt giảm đau để giảm triệu chứng, nếu cần thiết. Các triệu chứng này sẽ hết trong 1-2 ngày. Những biểu hiện tại chỗ tiêm như sưng, nóng, đỏ đau… có thể giải quyết bằng chườm lạnh, giảm đau.

“Chỉ có một phần nhỏ dị ứng vaccine, là không dự đoán được”, bà Lâm nói.

Dị ứng hoặc dị ứng type chậm (qua trung gian IgE hoặc không) xảy ra sau vài giờ đến vài ngày, thậm chí là vài tuần sau khi dùng vaccine. Trong đó cấp tính và nguy hiểm là phản vệ.

Phản vệ rất hiếm gặp , là “một phản ứng dị ứng nặng”, theo bà Lâm. Khoảng 80% trường hợp phản vệ do vaccine xảy ra trong vòng 30 phút đầu sau tiêm. Các triệu chứng có thể là mày đay mẩn ngứa, ban đỏ, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, xuất hiện nhanh sau tiêm vaccine. Sau đó, các triệu chứng tiếp tục tiến triển như khó thở, choáng váng, ngất suy hô hấp, trụy tim mạch… Những trường hợp này phải được cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên, “rất nhiều trường hợp có các triệu chứng giống phản vệ, nhưng không qua cơ chế miễn dịch, có nghĩa không phải do dị ứng vaccine”, bác sĩ giải thích. Ví dụ, các phản ứng do yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, hormone giới tính… Đặc biệt, cần phân biệt được ngất do phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine.

Ngất do thần kinh phế vị xảy ra khi hệ thống thần kinh tự chủ chi phối nhịp tim và huyết áp rối loạn do các kích thích bên ngoài. Khi đó, nhịp tim chậm lại, giãn mạch dẫn đến giảm huyết áp, làm giảm lưu lượng m.áu đến não một cách đột ngột.

Tình trạng này xảy ra nhanh sau khi tiêm, nhiều trường hợp xảy ra trước khi tiêm, các triệu chứng cũng khá cấp tính và có nhiều triệu chứng gần giống phản vệ. Nhiều người có các triệu chứng tụt huyết áp (thoáng qua) hoặc đột ngột mất ý thức, nên khó tránh khỏi chẩn đoán nhầm với phản vệ.

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị xảy ra ở người lớn, thanh thiếu niên khi sử dụng vaccine, ít xảy ra ở t.rẻ e.m, trẻ sơ sinh.

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị sau tiêm vaccine, không phải là chống chỉ định cho lần tiêm vaccine kế tiếp. Bác sĩ sẽ có các biện pháp an toàn cho người bệnh khi tiêm vaccine lần sau.

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine AstraZeneca cho người dân ở Hà Nội, hôm 4/8. Ảnh: Giang Huy

Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn dân tại Việt Nam bắt đầu hôm 10/7, kéo dài đến tháng 4/2022. Mục tiêu là tiêm miễn phí hàng năm để đạt được miễn dịch cộng đồng trên toàn quốc. Chiến lược tiêm chủng là “tiêm đến đâu an toàn đến đấy”, đảm bảo an toàn cho người được tiêm, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp phản vệ. Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch tiêm vaccine cho t.rẻ e.m, kể cả trẻ dưới 12 t.uổi.

Hiện, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 29 triệu liều vaccine phòng Covid-19 các loại, từ các nguồn: Cơ chế Covax; hợp đồng VNVC mua, Bộ Y tế mua, và viện trợ của các chính phủ. Trong đó, khoảng 19,1 triệu liều AstraZeneca (chiếm khoảng 62% nguồn cung vaccine trên cả nước), hơn ba triệu liều Pfizer, hơn 5 triệu liều Moderna, 2,5 triệu liều Sinopharm, 12.000 liều Sputnik V. Mục tiêu của Chính phủ là tiếp nhận 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021 để tiêm chủng khoảng 70% dân số, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.

Tất cả loại vaccine trên đã được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tính đến ngày 4/9, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 21.046.279, trong đó tiêm 1 mũi là 17.998.754 liều, tiêm mũi 2 là 3.047.525 liều.

Tiêm vaccine COVID-19?: Người cao t.uổi và có bệnh nền cần lưu ý gì?

Những lưu ý với người cao t.uổi và người có bệnh lý nền khi tiêm vaccine COVID-19.

Đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ t.ử v.ong.

Tại Việt Nam đang sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các vaccine này đều được chỉ định tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên, riêng vaccine AstraZeneca, theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tiêm cho người từ 18 tuổi-65 t.uổi (người trên 65 t.uổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần thận trong trong tiêm chủng).

Tiêm vaccine COVID-19 cho người cao t.uổi tại TP.HCM. (Ảnh: Bộ Y tế)

Với yêu cầu hàng đầu là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn, các địa phương đang triển khai chiến dịch tiêm theo diễn biến dịch và lượng vaccine được cung ứng, từ đó quyết định các đối tượng tiêm và phạm vi triển khai.

Trong đợt tiêm chủng thứ 5 triển khai từ tuần cuối tháng 7/2021 tại Hà Nội và TP.HCM, đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 được điều chỉnh. Trong đó, TP.HCM tổ chức tiêm vaccine cho người trên 18 t.uổi thuộc 15 nhóm đối tượng. Với 2 nhóm đứng đầu là người mắc bệnh nền được điều trị ổn định và người trên 65 t.uổi (theo nguyên tắc ưu tiên trên 80 t.uổi, từ 70 đến 80 t.uổi, trên 65 t.uổi).

Với nỗ lực đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng, TP.HCM đã triển khai cả các điểm tiêm chủng lưu động để hỗ trợ các đối tượng là người cao t.uổi, đặc biệt là những người có t.iền sử tai biến, phải ngồi xe lăn… Hơn nữa, chiến dịch tiêm chủng lưu động cũng đạt lợi ích rất lớn trong đảm bảo giãn cách trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Từ thực tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người cao t.uổi, BS Nguyễn Tấn Phát, Trạm y tế (TYT) Phường Tân Quý, TP.HCM cho biết, những cụ già, đặc biệt là người có bệnh nền cần phải khám trước tiêm rất kỹ lưỡng trước khi tiêm. Ai có bệnh nền đang được điều trị ổn mới được chỉ định tiêm.

“Trước tiêm, nhân viên y tế cũng phải hỏi kỹ lưỡng về t.iền sử dị ứng thuốc và thức ăn, đồng thời nhân viên y tế cũng phải theo dõi chặt 30 phút sau tiêm. Đặc biệt, với người cao t.uổi, việc động viên, nâng đỡ tinh thần là rất quan trọng. Nhân viên y tế cần giải thích cho họ hiểu về lợi ích của tiêm vaccine giúp họ có miễn dịch phòng chống nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình” , BS Tấn Phát nói.

Trong khi đó, tại Hà Nội, thành phố chủ trương tiêm vaccine cho 13 nhóm đối tượng, trong đó, nhóm thứ 8 là người mắc các bệnh mạn tính và người trên 65 t.uổi… Khi có đủ vaccine, ngành y tế Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt trên toàn thành phố

Với người cao t.uổi và có bệnh nền, các chuyên gia lưu ý, nhóm đối tượng này hệ miễn dịch đã suy giảm so với người trẻ t.uổi, nên cần khám sàng lọc kỹ lưỡng. Họ cũng cần uống thuốc điều trị bệnh lý, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch, nhất là khẩu hiệu 5K. Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người cao t.uổi và có bệnh nên, bác sĩ sẽ quyết định tiêm vaccine COVID-19 hay không.

Một số vaccine COVID-19 sử dụng ở VN

AstraZeneca: Vaccine này được tiêm cho người trên 18-65 t.uổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi từ 8-12 tuần.

Với người cao t.uổi, hiệu quả của vaccine đạt 60% ở người trên 70 t.uổi trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 t.uổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 t.uổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.

Pfizer: Đây là vaccine được chỉ định tiêm cho người trên 12 t.uổi. Nhưng giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng chỉ khuyến khích người có bệnh nền để tạo kháng thể chủ động, nên chưa tiêm rộng rãi cho người từ 12-16 t.uổi, mà ưu tiên tiêm cho người trên 65 t.uổi và 16 đến 18 t.uổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm từ 3 đến 6 tuần.

Đối với người cao t.uổi, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ người trên 70 t.uổi đạt 61%. Hoàn thành 2 mũi tiêm giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Moderna: Vaccine này được tiêm cho người trên 18 t.uổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 4-6 tuần. Sau tiêm, cơ thể bắt đầu có miễn dịch sau 14 ngày từ mũi 1. Hiệu quả đạt được là 51,8%. Khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2, hiệu quả phòng bệnh đạt 94,1%.

Ở người từ 65 t.uổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna sẽ giúp giảm 86,4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *