Dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới khi nào, có biến mất như SARS: Phân tích của chuyên gia dịch tễ

Theo nhận định chuyên gia dịch tễ, bệnh Covid-19 tại Việt Nam sẽ dịu vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 nếu làm tốt các biện pháp ngăn chặn như hiện nay.

Số ca mắc Covid-19 liên tục tăng là điều dễ hiểu

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 91 trường hợp nhiễm Covid-19. Nguồn bệnh chủ yếu là do thâm nhập từ bên ngoài và một số trường hợp mắc do có tiếp xúc gần với bệnh nhân (trường hợp bệnh nhân số 17 và bệnh nhân số 34).

Nhận định về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam , PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định các ca mắc bệnh tăng tại Việt Nam trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu không phải là quá bất thường. Do số lượng người Việt trở về nước từ những nơi lưu hành dịch bệnh tăng lên. Tuy nhiên, dịch bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới xuất hiện cả ca bệnh thâm nhập và lây nhiễm trong cộng đồng.

Bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang kiểm soát tốt, ảnh minh hoạ.

“Nếu như Việt Nam có thể cách ly được người Việt từ nước ngoài về không để chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tăng thì cuối tháng 4 và đầu tháng 5 thì bệnh sẽ dịu đi. Thời điểm đó, đỉnh dịch của các nước Châu Âu, Mỹ cũng đã qua đi, nguy cơ thâm nhập từ bên ngoài sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để chùm ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng nhiều thì tình hình bệnh sẽ phức tạp”, PGS. Huy Nga cho hay.

Bệnh Covid-19 có biến mất như SARS

Trước câu hỏi của PV “SARS xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2003, sau 17 năm không thấy căn bệnh này quay trở lại nữa. Vậy Covid-19 về sau này sẽ biến mất như SARS hay không”, PGS Huy Nga phân tích virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 là cùng một chủng lớn với SARS.

Người mắc SARS triệu chứng xuất hiện sớm và bệnh thường rất nặng, đa phần bệnh nhân phải thở máy. Vì vậy, con người sẽ có cảnh giác hơn với căn bệnh này; Thứ 2 các trường hợp mắc SARS thường nặng và t.ử v.ong, khi vật chủ c.hết thì nguồn bệnh cũng không còn; Thứ 3, virus gây ra SARS là do loài dơi khi không còn tiếp xúc thì sẽ không còn nguồn lây.

Đối với bệnh Covid-19 triệu chứng mắc nhẹ hơn SARS, ở người khỏe mạnh triệu chứng rất nhẹ người mắc bệnh vẫn có thể di chuyển, tiếp xúc với nhiều ngày khiến lây lan rộng. Vì vậy ở những dân tộc, cộng đồng sức đề kháng mạnh họ có thể nhiễm mà không có triệu chứng. Bệnh chỉ nặng ở những người già, người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra, hiện nay các nhà khoa học cũng chưa xác định được chính xác nguồn lây là từ dơi hay tê tê.

Với những diễn biến của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, PGS. Huy Nga nhận định đuôi của dịch bệnh có thể kéo dài đến cuối năm nay.

PGS Huy Nga phân tích: “ Hiện nay, chúng ta chưa biết được miễn dịch của bệnh sẽ như thế nào. Bệnh có thể hình thành miễn dịch thành cúm thường hoặc mất hẳn. Với tình hình dịch bệnh lây lan như hiện nay cho thấy Covid-19 có vẻ dai dẳng hơn SARS.

Rất nhiều người mắc nhẹ không biết nên tốc độ lây lan sẽ nhanh. Nếu bệnh xuất hiện không phải do xuất phát từ tự nhiên thì sau đợt dịch sẽ kết thúc. Còn bệnh xuất phát từ tự nhiên thì sẽ kéo dài, đặc biệt là những bệnh triệu chứng nhẹ như Covid-19.

Nếu trong trường hợp bệnh Covid-19 trở thành cúm mùa thì lần mắc bệnh sau sẽ không còn nặng như bây giờ“.

Hiện nay, dịch bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế. Một số ca lây nhiễm trong cộng đồng đều là những ca tiếp xúc gần đi chung xe ô tô, ở chung nhà. Chưa xuất hiện ca bệnh tiếp xúc thoáng qua. Mức độ lây nhiễm sẽ tùy theo tiếp xúc gần sẽ có nguy cơ cao mắc, có người tiếp xúc gần miễn dịch tốt thì sẽ không bị nhiễm.

Với những kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của Việt Nam PGS Huy Nga tin tưởng dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm bị đẩy lùi. Trong lịch sử 2009 Việt Nam cũng đã phải đối mặt với đại dịch H1N1 đã có 10.000 ca mắc và 22 người t.ử v.ong. Đây là dịch cúm lợn do Việt kiều Mỹ về nước và lây lan ra cộng đồng từ Nam ra Bắc. Việt Nam cũng đã khống chế dịch bệnh thành công hạn chế số người t.ử v.ong ở mức thấp.

“Có thể trong dịch Covid-19 Việt Nam có người t.ử v.ong là điều khó tránh khỏi. Nhưng với sự ngăn chăn, kiểm soát quyết liệt của cơ quan nhà nước thì con số t.ử v.ong sẽ rất thấp. Người dân trong tình huống này cũng không nên quá hoang mang lo lắng. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Đối với người già nên hạn chế ra khỏi nhà nếu như không có việc cần thiết”, PGS.Huy Nga cho hay.

‘Còn người là còn của’: Quyết liệt cầm cự Covid-19 đến cuối tháng Tư, chúng ta sẽ thắng!

“Nếu chúng ta quyết liệt cầm cự, khống chế bùng phát cộng đồng được đến cuối tháng Tư thì chúng ta sẽ thắng” – PGS.TS Nguyễn Huy Nga.

Ngày 21/3, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết tâm huyết, chỉ ra cơ hội và thách thức của Việt Nam trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 với tựa đề: Trân quý từng sinh sinh mạng của người dân.

Bài viết sau đó đã được chia sẻ trên Group Dịch Corona: Bình Tĩnh Sống và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng này. Chúng tôi xin đăng tải lại một phần của bài viết này.

Thời gian vừa qua những thông tin về một số quốc gia ở Châu Âu đang lên kế hoạch áp dụng chiến thuật “miễn dịch cộng đồng” trong thời gian chờ vacxin. Tôi xin chia sẻ quan điểm của mình về việc này trong bài viết dưới đây.

Quan điểm miễn dịch cộng đồng (hay còn gọi là “miễn dịch bầy đàn”) hiện nay các nước phương Tây đang áp dụng hoặc đã thử áp dụng mà chúng ta được biết qua các kênh truyền thông theo tôi là một quan điểm đáng phê phán. Việc này thể hiện sự tiêu cực, thiếu tính chiến đấu ngay từ đầu với thái độ buông tay “để xem con tạo xoay vần đến đâu”. Nó khác hẳn với quan điểm Việt Nam đang áp dụng là “chống dịch như chống giặc”.

Quan điểm này theo tôi cũng thiếu tính nhân đạo, thiếu tính trách nhiệm với công dân của nước mình, vì nhiều người yếu thế trong xã hội (người già, người hay đau ốm, người nghèo) sẽ ở vào cảnh vô cùng nguy hiểm.

Thêm vào đó, đã ai khẳng định được sự miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 bao lâu thì sẽ xảy ra? Bao nhiêu phần trăm dân số t.hiệt m.ạng thì sẽ đạt được? Cũng chưa có tài liệu nào nói sự miễn dịch cá thể sẽ dài bao lâu, chứ chưa nói đến miễn dịch cộng đồng.

Vì vậy, tôi bảo vệ quan điểm là phải chủ động phòng chống, bao vây, cô lập nguồn bệnh và trân quý từng sinh mạng của người dân, dẫu đó là người già hay trẻ, khỏe hay ốm đau, thậm chí những người đang mang bệnh hiểm nghèo.

Như cha ông ta đã từng dạy: “Còn người là còn của”, và tôi tin hầu hết công dân nước ta đều ủng hộ quan điểm này.

Đứng trước thực tế là lượng người từ châu Âu về Việt Nam trong những ngày vừa qua tăng mạnh đến gần 10.000 người, dẫn đến số ca nhiễm bệnh cũng tăng nhanh, theo đó, Việt Nam đang khẩn trương mở rộng các cơ sở cách ly, tăng cường sinh viên Y khoa tại các cảng hàng không quốc tế…

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, có thể nói chúng ta đang ở cuối “giai đoạn vàng”, kề cận giai đoạn cam go, quyết liệt hơn, nếu không nói là “một mất một còn”. Vì cho đến thời điểm này vẫn chưa có một chùm ca bệnh điển hình cho sự bùng phát cộng đồng, mà chủ yếu là các ca nhập cảnh hoặc đã được đưa cách ly tập trung, hoặc phát hiện sớm.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều người nhập cảnh vào Việt Nam mang trong mình virus của bệnh dịch. Những người đó sớm muộn cũng có thể lọt vào cộng đồng và làm mầm mống cho sự bùng phát cộng đồng.

Chúng ta phải quyết liệt, vận dụng mọi kinh nghiệm và nguồn lực để khống chế ngay từ đầu biểu hiện của bất kỳ một mầm mống lây lan cộng đồng nào, giống như bài học Sơn Lôi, Vĩnh Phúc. Hiện tại chúng ta đã có quyết định rất dũng cảm là đóng cửa nhập cảnh, ngưng mọi hoạt động cộng đồng đông người để ngăn ngừa sự phát tán của virus.

Nếu chúng ta quyết liệt cầm cự, khống chế bùng phát cộng đồng được đến cuối tháng Tư thì chúng ta sẽ thắng.

Với tinh thần chống dịch như chống giặc đang lên cao, từ lãnh đạo cho đến người dân thường, chưa hề có sự hoảng loạn và đang tuyệt đối tin tưởng vào sự chèo lái của các cấp chính quyền và sự chuyên nghiệp của ngành y tế, có thể nói thời gian này là cơ hội quý giá để chúng ta chặn đứng sự lây lan rộng trong cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *