Trong cuộc sống cũng có những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mỗi người, chẳng hạn như lối sống và chế độ ăn uống.
Khả năng sinh sản và chế độ ăn uống: Có mối liên hệ nào không?
Ai cũng biết rằng, khả năng thụ thai được xác định bởi các yếu tố khác nhau như t.uổi tác, di truyền, bệnh tật… và đây đều là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mỗi người, chẳng hạn như lối sống và chế độ ăn uống.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan và Trường Y Harvard công bố một đ.ánh giá về tác động của chế độ ăn uống đối với khả năng sinh sản. Những gì họ tìm thấy là:
Đối với những phụ nữ cố gắng mang thai tự nhiên, các vitamin và chất dinh dưỡng sau đây có liên quan đến tác động tích cực đến khả năng sinh sản: Axit folic, vitamin B12, axit béo omega-3, chế độ ăn uống lành mạnh (chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải).
Mặt khác, cũng có những thực phẩm được phát hiện là có tác động tiêu cực tới chuyện con cái.
Mặc dù chúng ta đã quen với việc nghe về tác động của rượu và m.a t.úy đối với khả năng sinh sản, nhưng bạn có biết rằng có những loại thực phẩm có thể tác động tiêu cực đến cơ hội thụ thai của bạn – cho cả nam và nữ, thậm chí là tăng nguy cơ vô sinh.
Những thực phẩm tiêu thụ nhiều làm tăng nguy cơ vô sinh
Bạn đã nghe nói rằng bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống chứa đầy ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, rau, trái cây, protein nạc và chất xơ để cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ và chất lượng t.inh d.ịch ở nam giới. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên tránh các loại thực phẩm sau đây khi cố gắng thụ thai nhé.
1. Thịt chế biến
Nghiên cứu của tiến sĩ P. Nazni tại Khoa Khoa học Thực phẩm & Dinh dưỡng, Đại học Periyar (Ấn Độ) đã chỉ ra rằng thịt đỏ chế biến sẵn có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản nếu ăn quá thường xuyên, đặc biệt là đối với nam giới! Những người đàn ông ăn quá nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có ít hơn 23.2% t.inh t.rùng bình thường, khỏe mạnh.
Những phụ nữ ăn quá nhiều thịt chế biến sẵn cũng có nguy cơ bị rối loạn chức năng rụng trứng cao hơn 40%. Và nếu bạn không thể rụng trứng thường xuyên, bạn sẽ có ít cơ hội thụ thai tự nhiên thành công hơn. Chỉ cần thêm một khẩu phần thịt chế biến mỗi ngày đã phản ánh nguy cơ mắc các vấn đề về rụng trứng cao hơn 32%!
Các loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói có thể bao gồm các hóa chất độc hại như nitrat – hóa chất được sử dụng để bảo quản các loại thịt này để giữ cho chúng tươi ngon hơn trong thời gian dài. Chưa kể, thịt chế biến sẵn chứa một lượng lớn chất béo chuyển hóa (chất béo “xấu” mà bạn cần hạn chế tiêu thụ) và có thể có tác dụng gây viêm cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể góp phần vào nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các biến chứng sức khỏe khác. Vì vậy, hạn chế chúng khi cố gắng thụ thai dường như là điều không cần bàn cãi!
2. Cá nhiều thủy ngân
Thủy ngân là một nguyên tố có tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh sản và thụ thai của cả nam và nữ. Hội đồng Y học Dinh dưỡng và Môi trường (CONEM), Na Uy, cũng kết luận rằng thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hình dạng, sự di chuyển, số lượng và chất lượng của t.inh t.rùng, cũng như ảnh hưởng đến ham muốn t.ình d.ục và x.uất t.inh của nam giới.
Thủy ngân cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ và chức năng của estrogen, làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nó có thể dẫn đến các tình trạng bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng t.iền k.inh n.guyệt, mãn kinh sớm và lạc nội mạc tử cung.
Về cơ bản, nó không tốt cho bất cứ ai đang cố gắng thụ thai! Bình thường loại cá này cũng cần hạn chế tiêu thụ, nếu bạn đang muốn thụ thai thì càng nên hạn chế, nếu không nguy cơ vô sinh có thể xảy ra. Các loại cá chứa nhiều thủy ngân bao gồm cá mập, marlin và cá kiếm.
3. Nước ngọt có đường
Uống một hoặc nhiều loại nước ngọt có đường, nước tăng lực hàng ngày đã được chứng minh là dẫn đến khả năng sinh sản thấp hơn cho nam giới và phụ nữ… Và đáng kể, những đồ uống này có liên quan đến việc giảm 20% cơ hội thụ thai trung bình hàng tháng cho cả hai giới. Đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu của các nhà khoa học tại Khoa Dịch tễ học, Trường Y tế Công cộng Đại học Boston (Mỹ); Khoa Dịch tễ học lâm sàng, Đại học Aarhus (Đan Mạch) và Công ty Giải pháp sức khỏe RTI (Mỹ).
Theo nghiên cứu, những thức uống có đường này có thể gây tăng kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và tăng cân. Tất cả đều liên quan đến PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang), một nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.
4. Carbohydrate tinh chế và đường
Đối với nam giới, tiêu thụ một lượng lớn đường và carbs tinh chế có liên quan đến chất lượng t.inh d.ịch thấp hơn và tăng vô sinh, các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan và Đại học Duke (Hoa Kỳ) cho biết.
Hơn thế nữa, một báo cáo của các tác giả được đăng trên tạp chí Human Reproduction đã chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa chế độ ăn nhiều đường và khả năng sinh sản thấp hơn ở phụ nữ. Theo đó, nồng độ độc tố tăng cao được tìm thấy trong một số thực phẩm như carbs tinh chế và đường cũng có thể gây ra tình trạng viêm cho cơ thể. Từ đó có tác động bất lợi đến các tế bào lót trong bụng mẹ, có khả năng ngăn ngừa mang thai thành công.
Ăn những thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế này thường xuyên cũng có thể khiến việc duy trì cân nặng khỏe mạnh trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là một yếu tố cản trở cơ hội thụ thai của bạn, cho dù bạn là nam hay nữ.
Tránh lượng đường quá mức và ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho bạn.
Có thể nói, vô sinh ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này. Để giảm nguy cơ vô sinh, ngoài việc lựa chọn ăn uống khoa học, mọi người cũng nên thực hành các thói quen lối sống có lợi cho sức khỏe tổng thể như là có được giấc ngủ chất lượng tốt, tập thể dục, không hút thuốc và kiểm soát căng thẳng…
Nghiên cứu mới tiết lộ công dụng không ngờ của việc uống sữa mỗi ngày
Theo một nghiên cứu mới, uống sữa và ăn sữa chua mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Mới đây, một công trình nghiên cứu mới về bệnh tiểu đường type 2 được công bố trên tạp chí khoa học Diabetes Research and Clinical Practice (Nghiên cứu bệnh tiểu đường và Y học lâm sàng).
Theo đó, các chuyên gia của Đại học Naples Federico II (Ý) phát hiện uống một ly sữa và ăn sữa chua mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2. Ngược lại, ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Nghiên cứu mới cho thấy uống sữa và ăn sữa chua mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.
Nhóm nghiên cứu, do Tiến sĩ Annalisa Giosuè dẫn dắt, đã so sánh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 dựa trên lượng thực phẩm mà con người tiêu thụ.
Cụ thể, nhóm xem xét 12 loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác nhau, bao gồm: thịt tổng hợp, thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu và thịt lợn), thịt trắng (gà và gà tây), thịt chế biến (thtij xông khói, xúc xích và thịt nguội), cá, các sản phẩm từ sữa tổng hợp, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, các sản phẩm từ sữa ít béo, sữa, phô mai, sữa chua và trứng.
Kết quả cho thấy, những người ăn 100g thịt đỏ/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 22% so với những người ăn ít hơn. Tỷ lệ này tăng lên 30% đối với những người ăn 50g thịt chế biến (ít hơn hai lát thịt xông khói)/ngày. Trong khi đó, những người tiêu thụ 50g thịt trắng/ngày chỉ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4% so với những người ăn ít hơn.
“Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến là nguồn cung cấp các thành phần như axit béo bão hòa, cholesterol và sắt haem. Chúng đều được biết đến có khả năng thúc đẩy tình trạng viêm mãn tính mức độ thấp và kích ứng oxy hóa, dẫn đến có thể làm giảm độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin. Thịt chế biến cũng chứa nitrat, nitrit và natri… có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy”, Tiến sĩ Giosuè cho biết.
Thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Ngược lại, thịt trắng có chứa hàm lượng chất béo thấp hơn, axit béo lành mạnh hơn và hàm lượng sắt haem thấp hơn.
Đáng chú ý hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện sữa và các sản phẩm từ sữa có tác dụng ngăn chặn bệnh tiểu đường type 2 hoặc không gây hại gì. Điều này phụ thuộc vào loại sữa đó có bao nhiêu chất béo.
Những người tiêu thụ 200g sữa mỗi ngày (tương đương một ly) có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 20% so với những người dùng ít hơn. Những người ăn 100g sữa chua mỗi ngày giảm 6% nguy cơ mắc bệnh so với những người ăn ít hơn.
Tuy nhiên, những người ăn 30g phô mai hoặc 200g sữa đầy đủ chất béo lại không có hiệu quả gì.
“Các sản phẩm từ sữa rất giàu dinh dưỡng, vitamin và những chất có lợi khác giúp quá trình chuyển hóa glucose – quá trình xử lý đường trong cơ thể thuận lợi hơn. Lợi khuẩn Probiotics cũng được biết đến là có tác dụng đối với quá trình chuyển hóa glucose. Điều này giải thích tại sao ăn sữa chua thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2”, nữ chuyên gia giải thích.
Tiêu thụ 100g cá và một quả trứng mỗi ngày không ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Do đó, Tiến sĩ Giosuè khuyên ăn ít thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, cũng như có thể thay thế bằng cá và trứng.
Cá và trứng là hai thực phẩm thay thế thịt tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu này dự kiến sẽ được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu về Nghiên cứu Bệnh tiểu đường ở Stockholm, Thụy Điển, trong tuần này.
Trước đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh khuyên mọi người nên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, đậu, sữa ít béo và sữa chua để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. NHS cũng khuyến cáo tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ động vật.