Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt để rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất, tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập luyện, thậm chí còn phản tác dụng khiến cơ thể yếu đi.
Không khởi động: Việc khởi động trước khi tập và thực hiện các động tác thả lỏng sau khi tập cường độ cao là rất quan trọng. Vận động bất ngờ khi chưa khởi động khiến cho lượng ôxy và m.áu không được đưa kịp thời tới các cơ tham gia vận động. Điều này có thể khiến các cơ không được vận hành đúng cách và gây tổn thương. Vì vậy, nên dành 5-10 phút để khởi động cho cơ thể nóng lên trước khi tập và khi tập xong nên vân đông nhẹ nhàng chừng 5-10 phút đê nhịp tim trở lại bình thường.
Không nên dậy quá sớm để tập luyện.
Tập quá sức và không tập đều: Không ít người lên lịch tập không đều, khi thì nghỉ tập cả tuần, nhưng khi đã tập thì tập rất hăng, như một sự bù trừ cho những ngày không tập. Nếu tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.
Hơn nữa, việc tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày và nên tập đều đặn vào một khung giờ nhất định..
Tập quá sớm hoặc quá muộn: Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp cơ thể từ trong phòng kín bước ra chưa kịp thích nghi nên dễ gặp lạnh đột ngột. Khi bị lạnh, các mạch m.áu co lại, dễ bị thiếu m.áu não, hoa mắt chóng mặt. Hơn nữa, buổi sớm có nhiều sương bao phủ. Sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.
Trong tình huống ngược lại, nhiều người có thói quen tập thể dục rất muộn, thường là trước khi đi ngủ. Việc làm này không phù hợp nhịp sinh học do tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.
Tập khi đói hoặc sau khi ăn no: Việc vận động sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, do vậy phải tập khi cơ thể còn năng lượng dự trữ, nghĩa là bụng không đói. Việc tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu.
Hiện nay có không ít lớp tập aerobic hoặc yoga vào giữa trưa cho các chị em bận rộn. Điều này là không tốt. Bởi tập khi vừa ăn xong sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau dạ dày…
Nên bổ sung nước thường xuyên khi tập luyện.
Tập thể dục khi bị bệnh: Vẫn cố gắng tập thể dục khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi là phản tác dụng. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe. Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn… thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dụcnào để tránh giảm sút sức khỏe.
Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn.
Tập ngẫu hứng và phân tâm khi tập: Khi tập bạn nên tuân thủ theo giáo án và kế hoạch tập luyện cụ thể. Bạn phải gắn bó với các bài tập đó ít nhất 8 tuần để mang lại kết quả. Việc tập ngẫu hứng, thích tập động tác nào thì tập hoặc thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất, nên không mang lại hiệu quả.
Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí mải suy nghĩ một công việc nào đó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.
Tắm nước lạnh sau khi tập: Đây là sai lầm rất thường gặp. Nhiều người sau khi tập thì quay ra xông hơi rồi sau đó là tắm nước lạnh. Khi đó bạn dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập và xông hơi. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Đau nửa đầu không phải chỉ do bệnh tật mà còn có thể do bạn sinh hoạt bất hợp lý
Đau nửa đầu là một vấn đề khá phổ biến ở con người, trong đó không phải lúc nào cũng do bệnh tật gây ra mà nhiều khi do thói quen sinh hoạt không điều độ của bạn gây ra.
Nguyên nhân nào dễ khiến bạn bị đau nửa đầu kinh niên, uống thuốc không dứt hẳn?
Vấn đề từ nội tiết và khả năng trao đổi chất của cơ thể
Theo nghiên cứu thống kê, đau nửa đầu thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, trong đó ở các thời điểm như t.uổi dậy thì, n.gày đ.èn đ.ỏ, thai kỳ thường có tần suất đau càng nhiều hơn, cho đến khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh thì có xu hướng giảm dần.
Nguyên nhân chính là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể, hoặc cũng có thể do quá trình trao đổi chất ở tuyến thượng thận xảy ra vấn đề cũng dẫn đến tình trạng đau nửa đầu. Ngoài ra, một số vật chất đặc thù nào đó một khi được đưa vào cơ thể cũng có thể gây tác dụng phụ khiến cho một bên đầu bị đau, thậm chí là đau đầu toàn bộ.
Khả năng do di truyền
Một bộ phận số người bị đau nửa đầu là do di truyền trong gia tộc. Theo thống kê lâm sàng, nếu một người bị đau nửa đầu thì người thân thế hệ sau đó có nguy cơ cũng bị cao gấp 4 lần so với người bình thường.
Yếu tố tinh thần
Cuộc sống hiện đại càng khiến con người chịu áp lực lớn hơn, nếu một người không giỏi giải tỏa căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc kịp thời sẽ tạo nên những tâm trạng tiêu cực, lâu ngày dẫn đến triệu chứng đau nửa đầu gần như là mãn tính, uống thuốc thì giảm bớt nhưng sau đó lại tiếp tục tái phát.
Ngoài căng thẳng thần kinh thì thói quen ngồi không đúng tư thế, dùng gối nằm không thỏa đáng, mang vác vật nặng không cân bằng trọng tâm cơ thể v.v… đều có thể làm ảnh hưởng đến xương và cơ, đặc biệt là cột sống, các dây thần kinh, hệ quả kéo theo chính là bạn cũng rất dễ bị đau nửa đầu.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Một số loại thực phẩm có tác dụng phụ sinh ra chứng đau nửa đầu, chẳng hạn như bạn thường xuyên uống quá nhiều cà phê hoặc bia rượu sẽ làm các mạch m.áu và thần kinh chịu kích thích.
Ngoài ra, lạm dụng nhiều chololate, phô mai, kem lạnh v.v… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu. Đây cũng là lý do các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo con người nên hạn chế đồ ăn vặt, hoặc nếu muốn dùng thì nên lựa chọn thực phẩm có lợi và kiểm soát tốt liều lượng.
Vận động quá sức
Nhiều chị em vì mong muốn giảm cân nhanh mà không ngại vận động thể chất cật lực, bất chấp thể chất và tình trạng sức khỏe của mình. Đau nửa đầu có thể còn do bạn đã hoạt động quá sức mà không hay biết, ngoài ra nó còn dễ gây tổn thương cho xương khớp và các cơ.
Làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng đau nửa đầu hiệu quả?
Hạn chế tối đa các nguồn gây kích thích chứng đau nửa đầu
Những kích thích từ cơ thể quá mệt mỏi do vận động mạnh, tâm trạng bất ổn, giấc ngủ gặp trở ngại, tư thế sinh hoạt không hợp lý v.v… đều cần kiểm soát tốt để làm giảm chứng đau nửa đầu cũng như phòng ngừa nó không tái phát trở lại.
Chú trọng việc ăn uống hằng ngày
Nếu đã biết những thực phẩm dễ gây đau nửa đầu thì bạn cần hạn chế chúng, thậm chí có trường hợp cần phải “cai” hẳn. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh thì cũng thận trọng, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc làm giãn mạch m.áu v.v… Nếu xuất hiện tác dụng phụ, bạn cần báo ngay với bác sĩ.
Khi cơn đau khó chịu, bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng để giảm bớt. Ngoài ra, mẹo dùng quả chanh để cải thiện chứng đau nửa đầu cũng khá hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện. Chanh rửa sạch, cắt đôi và “dán chặt” vào hai bên huyệt thái dương, có thể di chuyển nhẹ nhàng miếng chanh ở vị trí này cho đến khi cơn đau giảm bớt.