Những thực phẩm bạn vẫn đang “nạp” vào cơ thể mỗi ngày như khoai tây chiên, đường, sữa bò, nước cân bằng điện giải… có thể thay thế bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn cho sức khoẻ.
Một phần khoai tây chiên 28 gam, tương đương với 15 lát mỏng, có chứa đến 149 calo, 9,5 gam chất béo và 15 gam Carbonhydrate. Trong khi đó, mỗi cốc bỏng ngô chỉ chứa 31 calo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn đến 4,5 cốc bỏng ngô, mà lượng calo hấp thụ vào cơ thể vẫn ít hơn so với 15 lát khoai tây chiên.
Cỏ ngọt được coi là một trong những giải pháp thay thế đường lành mạnh nhất hiện nay. Trên thực tế, loài thực vật này đã được sử dụng để làm chất tạo ngọt cho các loại nước uống kể từ thế kỷ 16.
Dù có nguồn gốc tự nhiên nhưng cỏ ngọt còn ngọt hơn đường từ 200 đến 300 lần. Chớ vội lo lắng khi nghe con số vừa rồi, bởi loại cỏ này gần như không cung cấp bất kỳ calo nào cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng cỏ ngọt để thay thế cho đường trong một số món như trà, cà phê, cháo yến mạch.
Muối hồng Himalaya là một loại đá muối được khai thác tại các mỏ ở quanh vùng núi Himalaya. Cũng giống như muối ăn thông thường, muối hồng Himalaya có thành phần chính là NaCl. Tuy nhiên, điều khác biệt khiến loại muối màu hồng này được đ.ánh giá cao về mặt dinh dưỡng, cũng như sở hữu cái giá cao hơn gấp nhiều lần, chính là bên cạnh NaCl còn có đến 84 thành phần dưỡng chất khác!
Cũng cần lưu ý rằng, muối hồng Himalaya mặn hơn loại muối ăn thông thường. Vì vậy, các bà nội trợ cần gia giảm cẩn thận nếu là lần đầu tiên sử dụng loại muối này.
Mayonnaise là một loại xốt rất bắt miệng, bởi hương vị thơm ngon béo ngậy của nó. Tuy nhiên, Mayonnaise lại chứa rất nhiều chất béo và calo, nên sẽ tiềm tàng những nguy cơ về sức khỏe lẫn vóc dáng nếu ăn quá nhiều.
Một lựa chọn “lành mạnh” để thay thế cho Mayonnaise đáng cân nhắc chính là mù tạt vàng, vốn là thực phẩm có lượng calo cực kỳ thấp. Điểm hạn chế là hương vị của mù tạt và mayonnaise vẫn có một sự khác biệt nhất định. Vì vậy, hai loại xốt này không thể đổi chỗ cho nhau ở tất cả các món ăn. Bên cạnh đó, mùi hăng của mù tạt cũng khá kén khẩu vị, đặc biệt là với t.rẻ e.m.
Là một trong những loại sữa có nguồn gốc từ thực vật toàn diện nhất, sữa hạnh nhân là giải pháp thay thế tuyệt với cho sữa bò. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa hạnh nhân không đường chứa rất ít calo, đặc biệt không hề có cholesterol, chất béo bão hòa hay lactose. Điểm hạn chế lớn nhất của loại sữa này chính là chúng không hề chứa canxi như sữa bò. Chính vì vậy, nếu quyết định chuyển sang sử dụng sữa hạnh nhân thay cho sữa bò, cần đảm bảo rằng, bạn được bổ sung canxi đầy đủ từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Các loại nước uống “ thể thao” có khả năng bù nước và chất điện giải tuyệt vời, giúp giữ cơ thể đủ nước và tràn đầy năng lượng khi tham gia các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích sức khỏe, bên trong mỗi chai nước thể thao còn có trên dưới 34 gam đường, con số không hề kém cạnh các loại nước giải khát đóng chai khác.
Bù nước và điện giải hiệu quả, trong khi lượng đường lại ít hơn nhiều, loại nước “thể thao” toàn diện này thực chất đã có sẵn trong tự nhiên từ rất lâu, đó chính là nước dừa. Theo phân tích, mỗi cốc nước dừa sẽ cung cấp đến 600 mg kali điện giải, thêm vào đó còn có magie, photpho và natri cũng nhiều chất dinh dưỡng khác, trong khi chỉ chứa vỏn vẹn 6 gam đường.
Hãy bắt đầu một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi từng loại thức ăn, đồ uống quen thuộc nhưng tiềm tàng nguy cơ về sức khỏe, sang những sản phẩm bổ dưỡng và ít ảnh hưởng đến cơ thể hơn.
Minh Nhật
Theo Dân Trí
Thêm bằng chứng về sự hấp dẫn của sữa người
Theo các nhà khoa học Mỹ, sữa mẹ có chứa các chất có thể đối phó với các loài vi khuẩn nguy hiểm. Theo đó, nồng độ glycerol monolaurate (glycerol monolaurate – GML) trong sữa mẹ cao hơn 200 lần so với sữa bò và hợp chất này có thể là phụ gia có lợi cho sữa bò và sữa bột.
Glycerol monolaurate với nồng độ cao trong sữa mẹ có thể đối phó với các loài vi khuẩn nguy hiểm – Ảnh: CCO Public Domain
Theo Medical Express, các chuyên gia tại Bệnh viện Sức khỏe Do Thái quốc gia (National Jewish Health) và Đại học Iowa, Mỹ, phát hiện ra rằng sữa mẹ có chứa các chất có thể đối phó với các loài vi khuẩn nguy hiểm. Theo đó, nồng độ glycerol monolaurate (GML) trong sữa mẹ cao hơn 200 lần so với sữa bò. Trong thức ăn t.rẻ e.m, chất này hoàn toàn không có.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, việc sản xuất hợp chất hoạt tính đó không tốn nhiều t.iền. Do đó, bây giờ chúng ta đang nói về việc bổ sung chất đó vào sữa bò hoặc sữa bột t.rẻ e.m. Điều quan trọng là, hợp chất chỉ chống lại các loài vi khuẩn nguy hiểm, từ đó hỗ trợ sự phát triển của các sinh vật có lợi. Các thử nghiệm đã chứng minh rằng sữa mẹ ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và Clostridium perfringens. Hơn nữa, vi khuẩn có lợi Enterococcus faecilis lại không hề bị động chạm.
Các nhà khoa học quan sát thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có hàm lượng cao bifidobacteria có lợi, lactobacilli và enterococci trong cơ thể. Họ cũng phát hiện ra rằng việc thêm hợp chất trên vào sữa bò đã tạo ra sản phẩm có hoạt tính kháng khuẩn. Điều này ức chế viêm trong các tế bào của biểu mô lót ruột và các bề mặt nhầy khác.
Các nhà khoa học cho rằng GML hứa hẹn là một chất phụ gia tiềm năng cho sữa bò và sữa bột, có thể giúp củng cố sức khỏe của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi