Hiện nay, rất nhiều người cho rằng bị dị ứng trứng không thể thực hiện tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, thông tin này liệu có phải sự thật?
Mặc dù mỗi người nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, những lầm tưởng về vắc-xin vẫn khiến nhiều người sợ hãi không muốn thực hiện phương pháp phòng bệnh này. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn không mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì t.uổi tác hay dị ứng, các bệnh miễn dịch, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa cúm tấn công.
Dưới đây là những lời giải thích của các chuyên gia về mối liên hệ giữa dị ứng trứng và tiêm phòng cúm:
Trứng tác động thế nào với vắc-xin?
Mối liên hệ của vấn đề này dựa trên quy trình sản xuất vắc-xin. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), quy trình này vốn bắt nguồn từ trứng và đã được áp dụng hơn 70 năm tính đến nay. Để tạo ra vắc-xin, CDC hoặc các tổ chức y tế khác sẽ tiến hành lấy virus cúm. Sau đó, chúng được tiêm vào trứng gà đã thụ tinh rồi ủ trong vài ngày để virus tự nhân lên.
Chất lỏng có chứa virus sẽ được lấy ra từ trứng. CDC giải thích, các virus cúm sau đó sẽ bị t.iêu d.iệt, phá vỡ và được thanh lọc. Đối với vắc-xin dạng xịt mũi, virus khởi đầu đều là những loại yếu và trải qua một quy trình sản xuất khác.
Ngoài việc chuẩn bị vắc-xin cúm theo mùa, CDC cũng thường xuyên phát triển thuốc mới để có khả năng đối phó kịp thời với sự biến đổi của virus. Một số loại virus cúm mới có khả năng gây bệnh cao và tất dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng đe dọa không nhỏ tới tính mạng con người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), quy trình này vốn bắt nguồn từ trứng và đã được áp dụng hơn 70 năm tính đến nay.
Về cơ bản, theo William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư tại Đại học Y Vanderbilt, trứng có thể coi là ống nghiệm để sản xuất vaccine. Virus chỉ có khả năng phát triển trong một môi trường nhất định. Hầu hết mọi người lại nhầm tưởng đĩa Petri, dụng cụ thủy tinh hình trụ vốn thường dùng để nuôi cấy tế bào, là nơi sản xuất vắc-xin.
Do virus phát triển ở môi trường này, các protein trong trứng sẽ tác động một phần tới thành phẩm cuối cùng. Đây là lý do khiến không ít người cho rằng dị ứng với trứng sẽ khiến bạn khó thể tiêm phòng cúm.
Dị ứng trứng có thể tiêm phòng cúm hay không?
Mọi người hoàn toàn có thể dùng vắc-xin dù cơ thể không dung nạp được trứng. Theo Amesh A. Adalja, bác sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins, dị ứng với loại thực phẩm này không phải là vấn đề lớn do số lượng protein trứng trong vacccine không đủ để gây nên phản ứng nghiêm trọng.
Từ lâu, chuyên gia Schaffner khẳng định, những người tiêm phòng nói chung đều có thể bị dị ứng với thành phần trong vaccine. Tuy hầu hết mọi người đều nghĩ do trứng gây nên, trong 10 năm qua, một số nghiên cứu đã kết luận, protein trứng trong vắc-xin cúm không phải là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng này.
uy hầu hết mọi người đều nghĩ do trứng gây nên, trong 10 năm qua, một số nghiên cứu đã kết luận, protein trứng trong vắc-xin cúm không phải là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng này.
Trước đây, tất cả những người bị dị ứng trứng thường phải theo dõi phản ứng dị ứng trong 30 phút sau khi tiêm phòng. Tuy vậy, hiện nay CDC và các tổ chức y tế khác chỉ đưa ra khuyến cáo này đối với những người có t.iền sử phản ứng nặng với trứng, có thể đe dọa tới tính mạng. Dù được tiêm phòng môi trường y tế nội trú hay ngoại trú như bệnh viện, phòng khám, họ cần được giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện và kiểm soát phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Hiện nay, các chuyên gia cũng nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại vắc-xin không dùng đến trứng mà dựa trên tế bào và sự tái tổ hợp của virus. Các loại này được sản xuất vì nhiều lý do khác nhau, không phải chỉ dành riêng cho những người dị ứng trứng.
Nhìn chung, nếu đang dị ứng với trứng, bạn vẫn nên tiêm phòng cúm. Chuyên gia Schaffner cho biết, dùng vắc-xin việc làm cần thiết giúp mọi người vượt qua mùa bệnh này.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Hơn 100 trẻ nhập viện vì cúm, bác sĩ chỉ cách cần làm ngay để tránh mắc bệnh này
Hơn 100 bệnh nhân phải nhập viện điều trị với chẩn đoán mắc cúm chỉ trong 1 tuần gần đây, trong đó t.rẻ e.m chiếm 90% với các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy cơ vân, viêm tai giữa,….
Đó là tình trạng bệnh nhân đang phải điều trị tại khoa Nội – Nhi – Đông y, bệnh viện tại Đoan Hùng, Phú Thọ.
Không tiêm phòng cúm, cả nhà vào viện
Đáng chú ý, có trường hợp cả gia đình phải vào viện vì cúm và phải “nghỉ lễ” 30/4 và 1/5 luôn ở bệnh viện. Mọi kế hoạch du lịch, nghỉ ngơi trong dịp lễ của gia đình anh Quang đều phải dừng lại do con trai anh có dấu hiệu bị ho, sốt liên tục; tiếp theo là con gái 1 t.uổi của anh và anh cũng có những dấu hiệu tương tự.
Khi đến bệnh viện khám, cả ba bố con anh đều được bác sĩ tư vấn phải nhập viện điều trị ngay với chẩn đoán cả ba bị nhiễm cúm A, riêng con trai anh đã có biến chứng viêm phế quản dẫn đến ho nhiều, sốt liên tục.
Vợ anh Quang cho biết, cả hai bé nhà chị chưa hề được tiêm vắc xin cúm trước đó và tất nhiên người lớn thì càng không. Lý do vì chị không rõ độ t.uổi nào có thể tiêm vắc xin cúm nên gia đình đã chủ quan, không tìm hiểu.
Nhiều trẻ nhập viện vì mắc cúm biến chứng nặng do không chịu tiêm phòng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – Phó trưởng khoa Nội – Nhi – Đông y cho biết: Trường hợp cả gia đình phải nhập viện như bệnh nhân Quang không phải hiếm tại khoa. Hiện tại, các bác sĩ trong khoa đang điều trị cho rất nhiều trường hợp là hai chị em, anh em trong cùng một nhà bị cúm và hầu như tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị chưa được tiêm vắc xin cúm trước đó.
Đáng lưu ý là số ca bệnh nhi nhiễm cúm B dẫn đến biến chứng tiêu cơ vân, viêm phổi khá nhiều. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, tiêu cơ vân.
Biến chứng viêm phổi thường xảy ra ở t.rẻ e.m, người già trên 65 t.uổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Phòng ngừa bệnh cúm cách nào?
Theo BS. Hiền, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.
Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m); mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim….
Tăng cường tập thể dục; ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, cách phòng ngừa chủ động tốt nhất và hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm. Việc tiêm phòng vắc xin cúm không chỉ giúp phòng ngừa chủng cúm mùa đang lưu hành mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm khác do tính miễn dịch chéo trong vắc xin.
Tiêm vắc xin phòng cúm cần được tiêm mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình một năm. Ngoài ra các virút cúm cũng thay đổi mỗi năm và thành phần vắcxin ngừa cúm được điều chỉnh hàng năm nhằm phù hợp với chủng virút cúm đang lưu hành trên thế giới.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C).
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.
Biểu hiện của bệnh thường là: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt, ho, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Bệnh thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng, gây các biến chứng (viêm phổi…) và có thể dẫn đến t.ử v.ong. Một số chủng cúm đã có vắc xin phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.
4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm.
5. Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Lê Nguyên
Theo Sức khỏe & Đời sống