Điều gì xảy ra khi ăn thức ăn thừa để qua đêm?

Thức ăn thừa để qua đêm dễ bị nhiễm vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm nếu không được xử lý đúng cách.

Đồ ăn thừa rất dễ nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa: Healthline.

Rất nhiều người để tiết kiệm thời gian và công sức có thói quen nấu đồ ăn nhiều hơn bình thường vào buổi tối để sáng hôm sau có thể ăn tiếp. Tuy nhiên, khi đó, đồ ăn thừa không được xử lý và bảo quản đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.

Nguy hiểm khi ăn đồ ăn thừa

Ngộ độc thực phẩm

Theo Mayo Clinic, nhiều nghiên cứu chỉ ra vi khuẩn phát triển trong thực phẩm ở nhiệt độ 4,4-60 độ C. Nếu sử dụng thức ăn thừa không được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm điển hình bao gồm đau bụng, nôn mửa. Đau bụng xảy ra có thể do sự hình thành khí và co thắt ruột khi bạn ăn thức ăn thừa. Thực phẩm bảo quản lạnh đun lại là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng.

Trong khi đó, nôn mửa có thể xảy ra sớm trong vòng 2 giờ hoặc 1-2 ngày sau khi ăn thực phẩm thừa. Điều này chủ yếu do các hóa chất hoặc độc tố do vi khuẩn sản sinh.

Rối loạn tiêu hóa

Sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây rối loạn tiêu hóa và chứng khó tiêu. Ngoài ra, vi khuẩn xấu tăng lên khiến cho thực phẩm bị lên men, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Đặc biệt, ăn thức ăn thừa đã để qua đêm có thể gây tiêu chảy, mất nước. Vì vậy, bạn tuyệt đối không sử dụng những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng để ở nhiệt độ phòng bình thường hơn 2 giờ.

Sốt nhẹ

Nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn thừa có thể gây sốt nhẹ và khó chịu. Nếu bạn bị bất cứ triệu chứng nào nêu trên cùng với sốt từ nhẹ đến trung bình, tốt nhất là tới bác sĩ kiểm tra.

Những món ăn không nên để qua đêm

Đồ chiên rán

Theo Daily Meal, bạn chỉ nên ăn đồ chiên rán trong một lần. Khi được đun lại, dầu ăn trong khoai tây chiên, gà tẩm bột và những món tương tự, biến đổi các thành phần hóa học của chúng.

Khi điều đó xảy ra, chúng giải phóng các gốc tự do, làm thay đổi các tế bào, gây căng thẳng oxy hóa. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa hoặc dẫn đến ung thư và các bệnh viêm nhiễm.

Việc hâm nóng những thực phẩm này, dù nấu trên bếp hay cho vào lò vi sóng, đều khiến các chất béo không ổn định đó tiếp xúc với nhiều nhiệt, tạo ra nhiều gốc tự do hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo đồ ăn chiên rán chỉ nên ăn trong một lần. Ảnh minh họa: Pexels.

Hải sản

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), hải sản rất dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại. Các món ăn từ hải sản khi để qua đêm ở nhiệt độ lạnh chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn.

Điều này liên quan đến nhiệt độ sinh tồn của chúng. Các enzyme và vi khuẩn của hải sản đã quen với việc tồn tại ở vùng nước lạnh giá, vì vậy, chúng có nhiều khả năng sống sót ở nhiệt độ tủ lạnh.

Cơm

Vi khuẩn Bacillus cereus hiện diện tự nhiên trong thực vật và đất. Khi cơm chín, nhiệt lượng đủ để t.iêu d.iệt phần lớn vi khuẩn có hại này. Tuy nhiên, theo Cơ quan Y tế Quốc gia Mỹ, bào tử B. cereus có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Khi cơm nguội đi, các bào tử này sẽ nhân lên và sản sinh ra chất độc nguy hiểm.

Khi bạn lấy cơm thừa ra khỏi tủ lạnh, mỗi giây cơm nguội sẽ tạo cơ hội cho bào tử phát triển. Các triệu chứng ngộ độc B. cereus xuất hiện sớm nhất là một giờ sau khi ăn cơm bị nhiễm khuẩn bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Các loại rau xanh

Rau củ chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe, cung cấp thêm khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cảnh báo bạn nên tránh ăn rau xanh đã nấu để qua đêm, vì trong rau có chứa rất nhiều nitrate.

Khi rau được nấu chín và để qua đêm, cùng với sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn, nitrate sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất phổ biến gây ung thư.

Trứng lòng đào

Trứng, ngay cả những quả có vỏ ngoài sạch, rất dễ bị nhiễm Salmonella, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu nấu trứng chín kỹ và ăn ngay, rất có thể bạn sẽ hoàn toàn an toàn.

Nhưng nếu bạn thích trứng lòng đào, tốt nhất bạn không nên để thừa cho bữa sau. Salmonella có cơ hội sống sót cao hơn trong lòng đỏ và lòng trắng chảy nước chưa nấu chín.

Cách luộc trứng lòng đào béo ngậy không phải ai cũng biết

Trứng lòng đào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vừa có thể ăn vặt vừa làm món chính. Hôm nay bật mí hội chị em cách luộc trứng lòng đào đảm bảo thành công ngay từ lần đầu thực hiện.

Nguyên liệu:

– Trứng gà (ta) hay trứng vịt (số lượng tùy thích)

– Đá lạnh

– Dụng cụ: Nồi có nắp đậy, vá (có lỗ thủng), kim nhọn.

Cách làm:

– Trứng mua về bạn rửa lại thật sạch với nước để loại bỏ đi lớp bụi còn bám lại trên vỏ trứng. Sau đó, để ráo.

– Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho trứng và nước vào (sao cho ngập trứng). Bật lửa và nấu với lửa lớn, đến khi sôi thì để trứng nấu thêm 4 – 5 phút nữa.

– Cuối cùng, tắt bếp, vớt trứng ra và đặt ngay vào tô đá lạnh tầm 2 – 3 phút để bóc vỏ dễ hơn.

Lưu ý: Nên dùng đũa hoặc muỗng di chuyển trứng nhẹ nhàng trong lúc luộc để lòng đỏ nằm ngay giữa nhé.

Nếu trứng của bạn được bảo quản ở tủ lạnh thì nên để ngoài nhiệt độ phòng cho hết lạnh rồi mới luộc. Điều này có thể tránh làm trứng bị bể trong lúc luộc.

Chúc bạn thành công với món ngon mỗi ngày!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *