Tỏi là một gia vị thiết yếu không thể thiếu trong nhà bếp. Tuy nhiên ngoài công dụng chính đó, ăn tỏi sống hàng ngày còn là một phương thuốc tự nhiên cực tốt cho sức khỏe
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, thuộc họ hành, có họ hàng với hành tây, hành tím, tỏi tây… la một loai cây lưu niên thuộc ho Liliaceae, đươc tim thây ơ khu vưc Trung Á tư khoang hơn 5.000 năm trươc.
Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…
Tỏi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe (Ảnh minh họa)
Với sự đa dạng của các thành phần dinh dưỡng có trong tỏi mà loại gia vị này được xem là một phương thuốc tự nhiên cực tốt với sức khỏe, đặc biệt là khi ăn sống. Ăn 2-3tép tỏi sống mỗi ngày bạn sẽ thu được những lợi ích sức khỏe sau đây.
Phòng và điều trị cảm cúm
Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Chính nhờ tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. Nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Phòng bệnh ung thư
Thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn sự tổng hợp các chất gây ung thư và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, ăn tỏi sống mỗi ngày còn có thể giúp bạn ngăn ngừa, hỗ trợ, kiểm soát sự phát triển của các bệnh thư vu, ung thư tiên liệt tuyên va ung thư vom hong nhờ các hợp chất allicin có trong tỏi.
Tốt cho tim mạch
Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch m.áu. Nhờ vậy, thường xuyên ăn tỏi sống rất tốt cho tim mạch.
Ăn tỏi sống giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, loại gia vị này còn co tac dung ha mơ mau, ha huyêt ap va giam ngưng tập tiêu câu ơ ngươi lơn, từ đó gop phân lam giam ty lệ măc các bệnh tim mach do xơ vưa như nhôi mau nao, nhôi mau cơ tim.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Tỏi chứa chất chống oxy hóa cực tốt hỗ trợ cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại sự oxy hóa . Các chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp làm tăng enzym chống oxy hóa ở người, cũng như giảm đáng kể căng thẳng ở những người bị huyết áp cao. Việc giảm cholesterol và ổn định huyết áp cũng như đặc tính chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về não phổ biến như Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
Giúp làm giảm huyết áp
Thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Do đó, việc ăn tỏi sống hàng ngày cũng là một trong số các phương pháp hữu hiệu giúp chữa bệnh huyết áp cao đơn giản.
Ăn tỏi sống giúp làm hạ huyết áp hiệu quả (Ảnh minh họa)
Khi bạn nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin- đây là thành phần hoạt động có trong tỏi và chủ yếu chịu trách nhiệm hạ huyết áp.
Tốt cho “chuyện ấy”
Khoa học đã chứng minh ăn tỏi sống mang lại rất nhiều lợi ích đối với phái mạnh. Làm tăng khả năng t.ình d.ục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương. Theo các nghiên cứu khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này. Ngoài ra, ăn tỏi thường xuyên còn làm tăng số lượng t.inh t.rùng trong t.inh d.ịch.
Theo giadinhvietnam
Tác dụng bất ngờ của việc ăn tỏi sống đối với sức khỏe
Không chỉ là gia vị thiết yếu trong gian bếp, tỏi còn có tác dụng phòng và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bêp của gia đình Việt – Ảnh: Minh họa
Vì sao ăn tỏi sống lại có tác dụng tốt đối với sức khỏe?
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6.36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin nhóm B (B1,B2 B3,B6), sắt, canxi, photpho…
Trong tỏi có chứa hợp chất sulfur và glycoside, hàm lượng cao germanium và selen. Hợp chất allicin là nhân tố quyết định tác dụng cơ bản của tỏi. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có t.iền chất của nó là alliin. Để hình thành allicin rất đơn giản. Bạn chỉ việc băm nhuyễn tỏi. Lúc này, enzyme trong tỏi sẽ bị kích hoạt giúp chuyển t.iền chất alliin thành allicin.
Những công dụng của tỏi đối với sức khỏe
– Phòng và điều trị cảm cúm
Trong tỏi chứa sulfur – hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.
– Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Tỏi ức chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitric trong dịch vị, ngăn cản hình thành nitrosamine, phòng ung thư dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, chất germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn chặn quá trình hình thành các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ hình thành khối u.
Tỏi còn giúp ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất có hại đối với cơ thể.
– Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Việc ăn tỏi thường xuyên còn giúp bạn có 1 trái tim khỏe mạnh nhờ khả năng hạ mức cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, loại bỏ xơ vữa thành mạch, làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ, hạn chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối.
Tỏi giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của m.áu. Nhờ polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có trong tỏi mà các cơ trơn giãn ra, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc, giãn mạch. Từ đó huyết áp được duy trì ở mức độ ổn định thường xuyên.
– Cải thiện chức năng xương khớp
Những Vitamin và khoáng chất có trong tỏi còn có tác dụng hiện quả trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết, chuyển hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó giúp xương chắc khỏe hơn.
Việc ăn tỏi thường xuyên ở phụ nữ còn giúp làm chậm tiến trình loãng xương nhờ khả năng tăng cường nội tiết tố estrogen đồng thời làm giảm triệu chứng của các bệnh về xương khớp hiệu quả.
– Cường dương, bổ thận, tăng cường sinh lực
Việc ăn tỏi sống mang lại rất nhiều lợi ích cho phái mạnh, cụ thể: Làm tăng khả năng chăn gối ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương.
Chất creatinine và allithiamine được tạo ra đóng vai trò quan trọng tham gia vào hoạt động cơ bắp, góp phần loại bỏ tình trạng mệt mỏi, nâng cao thể lực cho phái mạnh.
Ngoài ra, tỏi còn có nhiều tác dụng hữu ích như mang lại thai kỳ an toàn, lọc độc tố trong m.áu, ngăn ngừa Alzheimer…
Tuy nhiên, việc ăn tỏi cũng phải có liều lượng nhất định – Ảnh: Minh họa
Liều lượng sử dụng
Dù tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ăn càng nhiều càng tốt. Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều tỏi sống
– Có thể làm tổn thương gan
Một nghiên cứu Ấn Độ đã đề cập ăn tỏi nhiều có thể dẫn gây độc tính cho gan, một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Vì tỏi chứa allicin, một hợp chất với lượng lớn có thể làm tổn thương gan.
– Tiêu chảy
Nếu ăn tỏi khi đói bụng, bạn có thể bị tiêu chảy. Chất fructans trong tỏi có thể gây ra khí trong dạ dày.
– Buồn nôn, nôn và ợ nóng
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết ăn tỏi tươi hoặc dầu tỏi khi bụng đói có thể dẫn đến chứng ợ nóng, buồn nôn và nôn. Cũng trong một báo cáo của trường Y Harvard cho thấy tỏi có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.
– Tăng nguy cơ xuất huyết
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bạn không nên ăn tỏi khi đang sử dụng các loại thuốc giảm loãng m.áu vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn tỏi ít nhất 2 tuần.
– Kích ứng da
Ăn tỏi sống quá nhiều có thể gây kích ứng da vì tỏi có chứa alliin lyase có thể khiến da bị mẩn đỏ và ngứa.
– Đau đầu
Ăn tỏi sống nhiều cũng có thể gây đau đầu. Tỏi có thể kích thích dây thần kinh để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh tới màng bao phủ não và gây ra chứng đau đầu.
– Phù nề, xuất huyết bên trong mắt
Một trong những tác dụng phụ điển hình của việc ăn nhiều tỏi sống là gây phù nề, xuất huyết bên trong mắt và có thể dẫn tới mất thị lực.
– Chuyển dạ sớm
Thai phụ không nên ăn quá nhiều tỏi sống vì có thể làm tăng chứng loãng m.áu vốn nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây chuyển dạ sớm.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL