Điều gì xảy ra khi bạn “nghiền” ăn mì tôm mỗi ngày?

Mì tôm là thức ăn nhanh vô cùng tiện lợi trong cuộc sống bận rộn hiện nay. Tuy nhiên thường xuyên ăn mì tôm có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người thường lựa chọn mì tôm làm món ăn thường xuyên trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh bệnh.

Ăn nhiều mì tôm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Việc ăn mì thường xuyên có thể khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng , từ đó gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại của mì tôm đối với sức khỏe.

Làm tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Gây béo phì

Nhiều người thường có thói quen ăn mì tôm vào buổi sáng hoặc ăn lót dạ. Thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao.

Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… với các biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đ.ập nhanh…

Tác nhân gây ung thư

Ăn mì tôm thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều mì tôm không chỉ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Để bảo quản mì được lâu hơn và tăng hương vị cho sản phẩm, mì tôm thường chứa các phụ gia như phosphate, chất bảo quản,… và được chiên lên bằng nhiệt độ cao làm cho thành phần chính của mì là tinh bột sinh ra chất acrylamide gây ung thư.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa và dạ dày

Trong mì tôm chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia, nếu bạn ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Điều này lâu dần có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

Bị sỏi thận

Hàm lượng muối trong mì tôm rất cao. Vì thế, ăn nhiều mỳ như vậy vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, bất kể loại mì nào cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Chúng giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến bạn dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Bệnh tiểu đường, tim mạch

Thường xuyên ăn mì tôm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao t.uổi hay người có t.iền sử bệnh tim mạch.

Theo giadinhvietnam

Lây nhiễm bệnh chỉ vì…đôi đũa

Thói quen ăn chung bát đũa, chấm chung nước chấm… có thể gây lây nhiễm vi khuẩn HP, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi E… gây hại cho dạ dày, đường tiêu hóa.

Gắp thức ăn cho nhau, uống chung một ly nước, chấm chung một chén mắm… là những thói quen thương gặp ở mỗi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế việc “chung đụng” trong ăn uống này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên khoa Dược, Đại học Y dược TP.HCM cho hay việc ăn uống chung đụng có thể gây ra các vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm thông qua đường vị. Trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), đây là thủ phạm chính gây ra viêm, loét dạ dày, tá tràng và bệnh ung thư dạ dày.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP là thói quen ăn uống “chung đụng” như gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén nước mắm… Ông lấy ví dụ nếu bản thân có vi khuẩn HP trong cơ thể, khi gắp thức ăn cho người khác, chúng ta sẽ vô tình lây nhiễm vi khuẩn có hại này sang cho người khác thông qua đôi đũa của mình.

Theo các chuyên gia, việc “chung đụng” trong ăn uống dễ làm lây nhiễm các bệnh về dạ dày, tá tràng. Ảnh: Internet

Cũng theo các tài liệu nghiên cứu y khoa, vi khuẩn HP có nhiều trong mảng cao răng, nước bọt, niêm mạc dạ dày, theo đó chúng lan truyền qua hai đường phân và miệng, trong đó lây do đường miệng phổ biến nhất.

“Hiện nay điều trị viêm loát dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP rất khó. Do đó để phòng bệnh, người tiêu dùng nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tránh ăn uống chung đụng, nhất là khi bị các bệnh viên quan đến dạ dày, tá tràng…”, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.

Theo đó khi gắp đồ ăn, tránh để đũa chạm vào những phần thực phẩm còn lại, không khua khoắng đồ ăn chung. Nếu có điều kiện hãy sử dụng riêng dụng cụ ăn uống, nhất là chén nước chấm, hoặc sử dụng riêng thìa/đũa cho việc gắp thức ăn.

“Trong trường hợp bắt buộc, nếu phải gắp thức ăn cho người, chúng ta có thể đổi đầu đũa hoặc lấy một đôi đũa khác để gắp, điều này giảm khả năng lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho sức khỏe”, PGS.TS Đức đưa ra lời khuyên.

HẠ QUYÊN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *