Vào tháng 12.2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã phát hành Hướng dẫn Chế độ ăn uống mới cho người Mỹ giai đoạn 2020 -2025.
Những người ăn cá có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ thấp hơn 21% – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đáng chú ý, trong đó có yêu cầu: ăn ít nhất 2 khẩu phần cá hoặc hải sản – tổng cộng 225 gram mỗi tuần.
Nhiều người không ăn hải sản hằng tuần đã đành, cũng có nhiều người không bao giờ ăn cá.
Nếu bạn là người không bao giờ ăn cá, bạn đã bỏ lỡ những lợi ích tuyệt vời sau đây:
Giảm nguy cơ đau tim đến 30%
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu, đã phát hiện ra rằng, những người theo chế độ ăn gồm cá, hải sản và thực vật, có nguy cơ bị đau tim thấp hơn 30% và có nguy cơ suy tim thấp hơn 22%, theo Express .
Những người ăn cá cũng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ thấp hơn 21%.
Giáo sư Eric Rimm, từ trường Y Harvard TH Chan (Mỹ), đã viết lời khuyên – được xuất bản trên tạp chí về bệnh tim mạch Circulation như sau: “Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hải sản không chỉ ngừa bệnh tim mà còn ngừa cả đột quỵ, suy tim, đột tử do tim, và suy tim sung huyết”, theo Guardian .
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hải sản không chỉ ngừa bệnh tim mà còn ngừa cả đột quỵ, suy tim, đột tử do tim, và suy tim sung huyết – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các lợi ích khác của việc ăn cá
Cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng
Ăn hải sản 2 lần một tuần là cách đơn giản để tăng lượng protein nạc đồng thời giúp hấp thu thêm các chất dinh dưỡng có lợi, như a xít béo omega-3, vitamin D, vitamin B, selen và iốt.
Hải sản đặc biệt chứa nhiều a xít béo omega-3 EPA và DHA.
Hải sản có nhiều a xít béo nhất bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá tuyết và cá ngừ.
Các nguồn hải sản tốt nhất cung cấp vitamin D bao gồm cá hồi, cá trích, cá mòi và cá ngừ!
Bảo vệ tim
Trong khi hầu hết mọi người đều thiếu chất béo cực kỳ quan trọng này. EPA và DHA đã được chứng minh là giúp giảm viêm có liên quan đến một số bệnh mạn tính, mà một trong những căn bệnh gây t.ử v.ong số một chính là bệnh tim.
Hỗ trợ chức năng não bộ
Riêng DHA đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não bộ. Các nghiên cứu cho thấy DHA thực sự làm tăng lưu lượng m.áu trong não.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Đặc biệt, với đại dịch covid-19, vitamin D rất cần thiết cho chức năng miễn dịch.
Hơn hết, vitamin D đóng vai trò trong việc hấp thụ canxi, giúp chúng ta hình thành và duy trì xương chắc khỏe.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc cung cấp đủ lượng vitamin D giúp chống lại loãng xương, tăng huyết áp, ung thư và thậm chí một số bệnh tự miễn dịch.
Tăng cường trao đổi chất
Hải sản cũng rất giàu vitamin B1 – tăng cường trao đổi chất và 2 chất dinh dưỡng quan trọng selen và iốt – rất cần cho tuyến giáp, theo First .
Gặp tình trạng khó nói này, coi chừng mắc bệnh tim c.hết người
Bệnh tim mạch là tình trạng các mạch m.áu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim.
Theo Trường Y Harvard, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Biết các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh tim là rất quan trọng.
Táo bón có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tim ít người biết.
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch, theo Express.
Nếu bị táo bón, có nhiều khả năng sẽ căng thẳng khi đi vệ sinh, từ đó có thể làm tăng huyết áp.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Trường Y Harvard cho biết, cứ 5 người sẽ có 1 người bị táo bón mạn tính, nghĩa là đi ngoài phân cứng, khô và đau hoặc khó đi ngoài.
Có thể xem là táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về huyết áp cao Journal of Clinical Hypertension , đã tìm hiểu tình trạng táo bón dẫn đến biến cố tim mạch như thế nào.
Nghiên cứu ghi nhận, táo bón có liên quan đến các biến cố tim mạch.
Những thay đổi đối với hệ vi sinh vật đường ruột do táo bón có thể gây ra xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và gây ra các biến cố tim mạch.
Táo bón gia tăng theo t.uổi và thường cùng tồn tại với các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Ngoài ra, sức căng khi đại tiện làm tăng huyết áp, có thể gây ra các biến cố tim mạch như suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành cấp và bóc tách động mạch chủ.
Cuối cùng, nghiên cứu đã báo cáo, táo bón có liên quan đến các biến cố tim mạch, theo Express.
Nghiên cứu cũng cho thấy trong dân số Nhật bản, những người đại tiện 2 – 3 ngày một lần, có nguy cơ t.ử v.ong do tim mạch cao hơn đáng kể so với những người đi đại tiện hơn 1 lần mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác cho thấy, có đến 47% bệnh nhân Nhật Bản nhập viện vì bệnh tim mạch cũng bị táo bón, và gần một nửa trong số này bị táo bón sau khi nhập viện.
Mối liên quan giữa táo bón và các biến cố tim mạch có thể liên quan đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Lão hóa là một trong những nguy cơ quan trọng nhất đối với cả táo bón và bệnh tim mạch.
Do đó, càng lớn t.uổi, tỷ lệ mắc bệnh táo bón cũng gia tăng song song với bệnh tim mạch.
Các triệu chứng khác của bệnh tim
Các triệu chứng khác của bệnh tim bao gồm:
Đau ngực, tức ngực
Hụt hơi
Đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc tay nếu các mạch m.áu ở những bộ phận đó bị thu hẹp
Đau ở cổ, hàm, họng, bụng trên hoặc lưng
Thế nào gọi là táo bón?
Trung bình, hầu hết mọi người đi ngoài khoảng 1 lần mỗi ngày. Nhưng mức từ ít nhất là 3 ngày một lần đến nhiều là 3 lần một ngày đều có thể xem là bình thường, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết.
Và đi bao nhiêu lần không quan trọng bằng độ chặt của phân và mức độ cố gắng để tống chúng ra ngoài.
Táo bón tương đối phổ biến và ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa t.uổi.
Có thể xem là táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần một tuần.
Nếu bị táo bón, cần uống nhiều nước hơn hoặc tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, theo Express.