Nếu bạn yêu thích kem đến mức ăn nó hàng ngày thì bạn cần thận trọng. Thói quen ăn kem hàng ngày có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách, một số bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Sau đây là những điều tiêu cực xảy ra với cơ thể khi bạn ăn kem hàng ngày:
Răng có thể bị đau
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, có đến 57% dân số Mỹ bị quá mẫn cảm ngà răng, có nghĩa là răng nhạy cảm với đồ ăn thức uống lạnh, nóng và có tính axit. Nguyên nhân là do khi men răng, lớp vỏ bảo vệ răng của bạn bị suy giảm và các đầu dây thần kinh răng bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, việc bạn ăn kem thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây răng đau.
Làm gián đoạn giấc ngủ của bạn
Một số người tin rằng món kem “ăn vào ban đêm” sẽ giúp xoa dịu tâm trí và đi vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng thực tế, điều này là vô nghĩa. Một nghiên cứu quan trọng trên Tạp chí Y học Giấc ngủ đã xác định rằng ăn thực phẩm ít chất xơ, chất béo bão hòa cao có liên quan đến giấc ngủ nhẹ hơn và kích thích nhiều hơn vào ban đêm.
Tiêu thụ nhiều đường hơn, đặc biệt là vào ban đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ sâu. Chuyên gia về giấc ngủ Chris Winter cho biết: Nếu bạn muốn ăn nhẹ trước khi đi ngủ, hãy ăn một quả chuối bởi nó rất giàu magiê giúp cải thiện giấc ngủ.
Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe não bộ
Thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường như kem có hại cho não. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối tương quan giữa chế độ ăn nhiều đường tinh luyện và suy giảm chức năng não, thậm chí làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm.
Gây tăng cân
Bạn có thể cảm thấy vui vẻ khi ăn kem hàng ngày. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến bạn béo phì, biến bạn thành bệnh nhân tiểu đường và làm tổn thương trái tim của bạn. Hàng chục nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ nhiều đường với tăng cân.
Chuyên gia dinh dưỡng Nga tiết lộ thực phẩm ít chất béo tiềm ẩn nguy cơ gì?
Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa Nuria Dianova mới đây đã chia sẻ thực phẩm ít chất béo tiềm ẩn mối nguy gì và tại sao không nên lạm dụng?
Theo bà Dianova, mọi người thường nghĩ rằng những thực phẩm ít béo hoặc đã loại bỏ chất béo thì có thể ăn với số lượng lớn. Tuy nhiên, không phải vậy vì một số yếu tố khác cũng rất quan trọng, chứ không chỉ là tỷ lệ chất béo. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không nên ăn theo những thực phẩm như vậy, vì sẽ dẫn đến việc ăn quá nhiều.
“Nếu một sản phẩm ít chất béo hoặc đã loại bỏ chất béo, điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái ba lần trong ngày từ sáng đến tối, vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều”, bà Dianova nói.
Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, nên thay thế các chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa nhằm cải thiện mức cholesterol tốt trong m.áu. (Ảnh: RIA)
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng, trong trường hợp này con người có thể nhận được một lượng dư thừa không phải là các thành phần hữu ích nhất. Khi quá trình loại bỏ chất béo diễn ra, thực phẩm có thể mất mùi vị, độ đặc của nó cũng thay đổi, điều này phải được bù đắp bằng các chất phụ gia khác nhau.
“Kiểm soát hàm lượng chất béo là một vấn đề quan trọng, nhưng cái chính là không được thay chất béo tự nhiên bằng những loại bằng chất béo thực vật, không rõ trong đó có chất béo chuyển hóa hay không”, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ.
Bà Dianova cho rằng, trong các sản phẩm ít chất béo người ta thường cho thêm đường, muối, tinh bột, chất điều vị, vì vậy nếu tiêu thụ loại đồ ăn này trong một thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
“Theo thời gian, một lượng quá nhiều các chất phụ gia sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, sắc đẹp, độ sáng của làn da. Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy tình trạng viêm tụy, tức là khi không có rối loạn chức năng rõ ràng, nhưng có những thay đổi trong tuyến tụy. Rồi tình trạng tăng cân, khi một người rõ ràng không ăn nhiều chất ngọt, nhưng lại tiêu thụ rất nhiều thực phẩm”, bà Dianova nói.
Chất béo là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo đều có lợi như nhau. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ tiêu hóa khuyên những người đang muốn giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng này nên chọn các sản phẩm tự nhiên, ít có chất béo và được chế biến công nghiệp ở mức thấp nhất có thể.
Chất béo trong cơ thể người được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo xấu khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol, dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe.
Chất béo tốt: còn gọi là chất béo không bão hòa, không đông đặc ở nhiệt độ thường, tồn tại dưới 2 dạng là không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Omega-3 và Omega-6 là 2 chất béo không bão hòa đa. Ngoài ra, chúng cũng là loại axit béo phổ biến mà cơ thể cần hấp thụ từ thực phẩm. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong m.áu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch,…
Chất béo xấu: còn gọi là chất béo bão hòa, đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nếu đang thừa cân, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên rằng nên ăn ít hơn 30% tổng lượng calo từ chất béo. Vì vậy, nếu cơ thể bạn cần 2.000 calo một ngày, bạn có thể ăn tối đa 65 gam chất béo mỗi ngày là phù hợp nhất.
Chất béo là một trong những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể, nhưng chỉ nên sử dụng chất béo ở mức vừa phải và hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể.