Bắp ngô là thực phẩm quen thuộc, dễ ăn có thể chế biến nhiều món. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ không tốt cho dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu, tăng đường huyết.
Hằng ngày, tôi dùng ngô thay cơm, trung bình 3-4 bắp. Chuyên gia tư vấn giúp tôi ăn nhiều ngô như vậy có tốt cho sức khỏe không? (Thanh Huyền – Hoài Đức, Hà Nội).
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Ngô là thực phẩm quen thuộc, có tên gọi là bắp, chứa nhiều dinh dưỡng. Một chén ngô hạt chứa 75,4mcg folate (thành phần dinh dưỡng trong sản xuất hồng cầu), cung cấp đến 24% nhu cầu vitamin B1, 10% giá trị vitamin C cần bổ sung hằng ngày. Hạt ngô còn là kho tàng của axit pantothenic, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B, K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.
Các nghiên cứu chỉ ra hạt ngô chứa nhiều lecithin, axit lenoleic, vitamin E… nên tốt cho tim mạch, đẩy lùi quá trình lão hóa của mạch m.áu. Ngô còn chứa nhiều axit béo không no có tác dụng giảm lắng đọng cholesterol trong lòng mạch m.áu. Loại thực phẩm này giàu chất xơ đóng vai trò kiểm soát mỡ m.áu, làm sạch thành mạch.
Chất xơ trong hạt ngô giúp giảm tình trạng táo bón, bệnh trĩ, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Các chất carotenoid, lutein và zeaxanthin… trong hạt ngô tăng cường miễn dịch, chống lại các gốc tự do. Ngô còn góp phần kiểm soát đường huyết, tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Trong các thực đơn giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, các chuyên gia khuyến cáo thay thế một bát cơm bằng nửa bắp ngô.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong ngô của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội):
Thành phần dinh dưỡng | Ngô hạt (100g) | Cơm trắng (100g) |
Kcal | 196 | 130 |
Chất đạm | 4,1g | 2,7 |
Chất bột đường | 39,6g | 28g |
Chất béo | 2,3g | 0,3g |
Canxi | 4mg | 10mg |
Kali | 306mg | 35mg |
Tuy nhiên, khi bạn ăn quá nhiều ngô lại gây tác dụng ngược với sức khỏe. Dù chỉ số đường trong ngô thấp nhưng nạp lượng lớn, chỉ số này sẽ cao, nguy cơ thừa cân, tăng đường m.áu.
Ngô chứa nhiều chất xơ, ăn quá mức có thể gây hại cho đường tiêu hóa. Lượng tinh bột cao trong ngô sẽ sản sinh ra khí trong ruột và bạn luôn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
Người già, trẻ nhỏ, người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn ngô thường xuyên vì có thể gây áp lực lên dạ dày. Bạn cần đa dạng hóa thực phẩm, chẳng hạn chọn một bữa ăn cơm, một bữa dùng ngô. Bữa sáng có thể thêm ngô vào thực đơn trong tuần.
Khi luộc ngô, bạn nên để cả vỏ, râu ngô và sử dụng nước. Thức uống này được xem là thần dược chữa viêm đường tiết niệu, giảm tình trạng sỏi thận. Nước ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng thải độc, loại bỏ độc tố tồn dư trong cơ thể, làm sạch cặn thận.
Khi mua ngô, bạn cần chọn bắp mới bẻ, không ăn loại để lâu, mốc, có mùi hôi.
Những thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua
Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết hợp sữa chua với các loại thực phẩm cũng là lựa chọn tốt.
Những thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua
Việc ăn sai cách có thể dẫn đến những vấn đề không mong muốn đối với sức khỏe của bạn. Dưới đây là 4 loại thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: các món chiên rán, tẩm bột, nhất là khoai tây chiên phô mai, đều chứa nhiều dầu mỡ. Khi ăn cùng với sữa chua, quá trình tiêu hóa có thể bị chậm lại, gây ra cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
Cá: cả sữa chua và cá đều chứa protein cao. Việc ăn cùng nhau có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và da, đặc biệt là khi ăn sữa chua ngay sau khi ăn cá.
Sữa tươi: việc kết hợp sữa chua và sữa tươi có thể dẫn đến tiêu chảy, ợ chua và chướng bụng. Do cả hai đều chứa nhiều protein động vật và chất béo.
Trái cây có tính axít: mặc dù thường được kết hợp với sữa chua, nhưng trái cây như xoài, cam, quýt cũng có thể gây thừa acid trong cơ thể, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua và đảm bảo sức khỏe của bạn, hãy nhớ các lưu ý sau: ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30 phút – 1 tiếng .
Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn để tránh mất lợi khuẩn.
Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ phù hợp từ 4-8 độ C để giữ được chất lượng và lợi khuẩn cần thiết.