Điều kỳ diệu từ những ca ghép thận

Hiện nay, ước tính có khoảng 850 triệu người trên toàn thế giới mắc các bệnh lý về thận do các nguyên nhân khác nhau.

Từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 62 ca ghép thận cho t.rẻ e.m. Ảnh: BVCC

Con số này gấp đôi lượng người bệnh đái tháo đường và gấp 20 lần so với bệnh ung thư.

Người bệnh mắc suy thận mạn giai đoạn cuối để duy trì sự sống sẽ phải điều trị thay thế thận. Một trong các phương pháp điều trị thay thế thận tối ưu và mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất là ghép thận.

Từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 62 ca ghép thận cho t.rẻ e.m. Ghép thận được xem là biện pháp điều trị thay thế thận tốt nhất hiện nay. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ thành công sau ghép là khoảng 98,2% với độ t.uổi trung bình là 13,3 t.uổi.

Bệnh nhi ghép thận nhỏ nhất từng được bệnh viện thực hiện có cân nặng 12kg và cao 110cm. Đó là bé B.N (nam, ở Thái Nguyên), được phát hiện suy thận từ 10 tháng t.uổi. Trẻ sinh ra chỉ có một quả thận bên phải và quả thận này bị thiểu sản. Ngoài ra, trẻ còn bị chậm phát triển thể chất do suy thận mạn tính. Vì thế, dù đã 6 t.uổi nhưng B.N chỉ nặng 12kg, cao 110cm.

Đến năm 2019, tình trạng của trẻ chuyển biến nặng. Trẻ được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Các bác sĩ đã chỉ định ghép thận là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhi. Ngày 15/9/2019, bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật ghép thận với người cho là mẹ ruột. Ca ghép kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã cho kết quả tốt đẹp.

Trường hợp khác là bệnh nhi T.M (nữ, ở Hải Phòng). Trẻ ghép thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2010 khi mới 5 t.uổi.

Khi đó, trẻ mắc suy thận mạn, dù đã tiến hành các phương pháp lọc m.áu, tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Thu Hương – Trưởng khoa Thận và Lọc m.áu, Bệnh viện Nhi Trung ương nhận định: “Việc chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng chỉ giúp trẻ duy trì sự sống, nhưng chất lượng cuộc sống của trẻ rất thấp, kèm theo nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như tăng huyết áp, suy tim.

Nếu trẻ được ghép thận, chất lượng cuộc sống và sự phát triển thể chất có thể gần như trẻ bình thường”.

Vì vậy, sau một thời gian điều trị, các bác sĩ và gia đình quyết định thực hiện ghép thận cho trẻ từ người cho sống. Đến nay, đã 14 năm kể từ khi ca ghép thận diễn ra thành công, T.M đang ở độ t.uổi 19 đầy sức sống và có cuộc đời hạnh phúc như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Một trường hợp đáng mừng nữa là bệnh nhi V.A ghép thận năm 2004. Sau khi ghép, V.A phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Hiện tại, cậu bé mắc bệnh suy thận năm nào đã lập gia đình, sinh con và có chất lượng cuộc sống rất tốt.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe lâu dài, người bệnh vẫn cần theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện người lớn.

Cẩn thận với những chiêu trò môi giới mua bán thận trên mạng Internet

Lợi dụng một số hội nhóm hỗ trợ hiến thận nhân đạo trên mạng xã hội, không ít đối tượng môi giới đã đăng thông tin công khai để tìm người mua thận, bán thận nhằm trục lợi.

Điều đáng nói, thời gian qua, có rất nhiều bệnh nhân ở các tỉnh, thành về Thừa Thiên Huế để điều trị thận, ghép thận. Lợi dụng tình trạng này, nhiều đối tượng môi giới lân la nhằm móc nối giữa người mua với người bán để hưởng chênh lệch hàng trăm triệu đồng/quả thận…

Qua tìm hiểu của PV Báo CAND, trên một số trang mạng xã hội hiện có rất nhiều hội nhóm liên quan đến hiến ghép thận. Tại một trang fanpage Facebook hỗ trợ hiến thận tại Huế với hơn 4K thành viên tham gia đang hoạt động, có nhiều tài khoản công khai đăng thông tin với nội dung tìm người hiến thận. Chẳng hạn tài khoản H.L đăng tin: “Mình vẫn nhận anh chị em nào muốn HT (hiến thận – PV) để làm lại từ đầu hay muốn lập nghiệp mà chưa có vốn thì liên hệ cho mình tư vấn ạ”. Hay tài khoản V.M.N đăng thông tin: “Cùng đường cần hiến thận, nữ cần tư vấn”. Còn tài khoản L.M.M đăng: “Bạn nào đang bế tắc không có t.iền xoay xở muốn HT (hiến thận- PV) để trả nợ lo cho gia đình thì liên hệ mình tư vấn hay”…


Đối tượng Trần Việt Thành khai nhận hành vi phạm tội tại cơ quan điều tra.

Trong nhóm vừa kể, các bài viết cần tìm người hiến thận được đăng tải liên tục. Theo chia sẻ của một người từng bán thận, trước tiên muốn bán thì cần phải làm xét nghiệm nhóm m.áu, siêu âm tổng quát ổ bụng, kiểm tra chức năng gan, thận. Sau khi có kết quả xét nghiệm, người hiến thận phải gửi cho các đối tượng môi giới kiểm tra. Khi đạt yêu cầu, các đối tượng sẽ liên hệ lại để thực hiện giao dịch. Người môi giới thường ra giá cho người bán thận với khoảng 350 – 450 triệu đồng/quả thận. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề với người mua thì 1 quả thận sẽ được đẩy lên giá dao động từ 800 triệu đồng đến 1,3 tỷ đồng.

Trước thực trạng các đối tượng môi giới mua bán thận ngang nhiên hoạt động, thời gian qua, Công an Thừa Thiên Huế đã triệt phá nhiều đường dây mua bán thận trên địa bàn. Điển hình và gần đây nhất, vào cuối năm 2023, từ quá trình trinh sát trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện Trần Tuấn Anh (SN 1992, trú tỉnh Hà Nam) và Trần Việt Thành (SN 1996, trú tỉnh Bắc Cạn) tham gia đường dây tổ chức mua bán thận. Tuấn Anh nắm được tỷ lệ người mắc bệnh thận, hư thận ngày càng cao và nhu cầu ghép thận rất lớn. Bệnh viện Trung ương (BV T.Ư) Huế là một trong số ít tỉnh, thành thực hiện thành công nhiều ca ghép thận, trong khi đó chi phí lại thấp hơn so với việc ghép thận ở các tỉnh, thành lớn. Vì vậy, nhiều bệnh nhân, người nhà sinh sống ở miền Trung – Tây Nguyên, kể cả một số người bệnh ở khu vực phía Bắc, phía Nam cũng đến Huế để tìm hiểu ghép thận.

Theo cơ quan điều tra, từ năm 2018, Tuấn Anh đến Khoa Thận BV T.Ư Huế để tìm kiếm bệnh nhân có nhu cầu ghép thận rồi để lại số điện thoại và rao giá bán 1 quả thận từ 800 triệu đến 1,3 tỷ đồng. Qua xác minh, từ năm 2018 đến nay, Tuấn Anh đã tổ chức 8 ca ghép thận tại BV T.Ư Huế, trong đó có 4 ca thành công. Ngoài ra, Công an còn phát hiện thêm 2 đối tượng là Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1986, trú tại tỉnh Quảng Bình) và Nguyễn Văn Ninh (SN 1998, trú tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đưa những trường hợp bán thận về nuôi tập trung tại một nhà trọ ở Thừa Thiên Huế để làm các xét nghiệm, thủ tục, giấy tờ. Mỗi ca ghép thận có giá từ 900 triệu đồng đến 1,3 tỷ đồng. Trong số t.iền này, người hiến nhận được 450 triệu đồng. Công an xác định từ năm 2020 đến nay, Hà đã môi giới cho khoảng 18 trường hợp, trong đó có 3 ca phẫu thuật, ghép thận thành công. Riêng đối tượng Ninh môi giới thành công 5 ca ghép thận. Công an đã khởi tố 4 bị can gồm: Trần Tuấn Anh, Trần Việt Thành, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Ninh về tội “Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người”.

Bên cạnh một số bệnh nhân mua thận thành công để ghép thì rất nhiều người bệnh đã bỏ ra số t.iền hàng trăm triệu đồng để mua thận nhưng đến “phút chót” không thành công để rồi t.iền mất tật mang. Cuối tháng 2 vừa qua, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử Nguyễn Thanh Tú (SN 1982, trú TP Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1990, trú huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre), Phạm Lê Tuấn Anh (trú TP Huế, Thừa Thiên Huế) về tội “Mua, bán bộ phận cơ thể người”.

Theo hồ sơ vụ án, Tú và Nghĩa từng là bệnh nhân được hiến, ghép thận nên cả hai đều am hiểu về quy trình hiến, ghép thận. Đồng thời, thông các mối quan hệ xã hội, Tú và Nghĩa biết được hoạt động môi giới mua bán thận dưới hình thức hiến tặng thận đang diễn ra trên thực tế và quá trình trao đổi thông tin, tặng cho, mua bán đang diễn ra trên không gian mạng nhằm giúp cho các bên có nhu cầu mua bán thận tiếp cận để thỏa thuận. Chỉ trong thời gian ngắn, Tú và Nghĩa đã thực hiện môi giới mua bán thận cho nhiều trường hợp. Đơn cử, thông qua mạng xã hội, Nghĩa và Tú đã tìm được Nguyễn Đình Th (SN 1990, trú tại xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) – người đồng ý bán thận cho anh Phan H. (SN 1988, trú phường Hương Hồ, TP Huế) đang bị suy thận giai đoạn cuối đang điều trị tại BVT.Ư Huế. Nghĩa chốt giá với Th 1 quả thận có giá 360 triệu đồng. Sau đó, báo với anh H là quả thận có giá 800 triệu đồng. Anh H đồng ý và đưa trước số t.iền 330 triệu đồng cho Nghĩa và Tú. Tuy nhiên, khi gia đình Th biết chuyện nên không đồng ý. Do không được ghép thận, H liên hệ với Tú và Nghĩa để xin lấy lại t.iền thì chỉ được trả lại 35 triệu đồng nên H đã trình báo cơ quan Công an.

Tương tự, chị Lê Thị Lan H. (SN 1971, trú huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) cần mua thận để ghép nên liên hệ với Tú. Thông qua mạng xã hội, Tú biết được Nguyễn Anh Th. (SN 1991, trú TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) có nhu cầu bán và thỏa thuận mua 1 quả thận với số t.iền 450 triệu đồng. Sau đó, Tú báo với chị H, giá 1 quả thận là 950 triệu đồng và việc khám, xét nghiệm diễn ra tại BVT.Ư Huế. Chị H và chồng chuyển trước cho Tú 500 triệu đồng. Sau đó, sự việc bị Công an phát hiện nên việc ghép thận giữa Th và chị H chưa thực hiện được. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm do TAND TP Huế (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức, Tú và Nghĩa vẫn chưa trả lại số t.iền hơn 1 tỷ đồng đã nhận của các bị hại mua thận… TAND TP Huế đã tuyên phạt Tú 7 năm tù và Nghĩa 5 năm tù về tội “Mua, bán bộ phận cơ thể người”. Riêng Phạm Lê Tuấn Anh không vì mục đích tư lợi cá nhân mà chỉ xuất phát từ sự đồng cảm với người bệnh, Tòa tuyên phạt Tuấn Anh 2 năm tù cùng tội danh nói trên nhưng cho hưởng án treo.

Theo cơ quan Công an, tội phạm lợi dụng nhu cầu được ghép thận của nhiều người trong xã hội để thực hiện việc môi giới, l.ừa đ.ảo đang có dấu hiệu gia tăng. Vì vậy, người dân có nhu cầu nhận thận, hiến thận cần đến các cơ sở y tế tìm hiểu thông tin, đăng ký nhận mô, bộ phận hiến tặng, chờ cơ hội được ghép nội tạng; tuyệt đối không tự ý làm quen, đặc biệt là thông qua các trang mạng xã hội, qua dịch vụ và các đối tượng không phải là cán bộ, y tá, bác sĩ thuộc các bệnh viện chuyên khoa thận. Bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan Công an, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác để người dân nắm được đầy đủ. Đồng thời, khuyến khích, động viên người dân tham gia hiến, tặng mô với ý nghĩa nhân đạo cho những người mắc bệnh có cơ hội phục hồi sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *