Theo thống kê, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang trở thành gánh nặng của ngành y tế khi có hơn 25.000 người t.ử v.ong mỗi năm.
Trong dịp tham dự chuỗi hội thảo khoa học về bệnh COPD tại Việt Nam vừa qua, Giáo sư Paul Jones, chuyên gia toàn cầu về nghiên cứu hô hấp, Giáo sư danh dự về Y học Hô hấp, Đại học St George’s, London, cựu thành viên của Ủy ban Khoa học thuộc Hội Hô hấp châu Âu, hiện là Giám đốc Y khoa ngành hô hấp GSK đã có những chia sẻ quan điểm của ông về căn bệnh COPD cũng như giải pháp khoa học mới giúp giảm gánh nặng cho bệnh nhân và hệ thống y tế tại Việt Nam.
Giáo sư Paul Jones tại chuỗi hội thảo. Ảnh: GSK
Sau nhiều lần tham gia cố vấn tại các hội nghị khoa học COPD ở nhiều quốc gia, giáo sư cảm thấy thế nào về sự kiện ra mắt giải pháp mới tại Việt Nam?
Giữa các quốc gia sẽ có một vài điểm khác biệt trong phương pháp điều trị COPD. Tôi cảm thấy rất ý nghĩa khi lần này được ngồi lại trao đổi với các bác sĩ Việt Nam về các phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân COPD.
Thách thức cụ thể mà bệnh nhân COPD và đội ngũ y tế đang đối mặt là gì?
COPD có tác động lớn đến cuộc sống của bệnh nhân, không chỉ gây hạn chế trong các hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng sống mà còn có thể gây ra nhiều đợt cấp hoặc n.hiễm t.rùng hô hấp. Ảnh hưởng của những đợt cấp này có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng và sau mỗi đợt cấp, sức khỏe của bệnh nhân sẽ suy giảm và diễn tiến COPD sẽ trở nên nặng hơn. Do đó, việc điều trị để ngăn ngừa các đợt cấp là vô cùng quan trọng.
COPD có thể khiến người bệnh khó thở cả khi ngồi yên. Ảnh: Shutterstock
Trong bối cảnh hiện nay, có cơ hội nào cho bệnh nhân COPD tại Việt Nam?
Liệu pháp bộ ba thuốc trong một ống hít là bước đột phá đáng kể đã được chứng minh hiệu quả qua những bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học then chốt.
Nhờ thời gian tác dụng kéo dài 24 giờ nên bệnh nhân chỉ cần 1 hít mỗi ngày đã mang đến hiệu quả duy trì suốt cả ngày và giúp bệnh nhân dễ nhớ, dễ tuân thủ điều trị.
Chuyên gia y tế có thể làm gì để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân COPD?
Điều quan trọng là bệnh nhân và bác sĩ phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tác động của các đợt cấp. Mỗi đợt cấp có thể gây tổn thương phổi, càng nhiều đợt cấp thì tổn thương càng nhiều và sẽ khiến bệnh trở nặng – đó là hiệu ứng tích lũy. Vì vậy, chúng ta cần giúp bệnh nhân nhận ra mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp và đến gặp bác sĩ kịp thời.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cần chủ động hơn trong việc áp dụng các phương pháp điều trị tốt nhất, đồng thời động viên bệnh nhân tuân thủ điều trị. Các bác sĩ cũng nên khuyến khích bệnh nhân cai t.huốc l.á nếu họ vẫn đang hút thuốc, tăng cường hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục nhiều hơn hoặc tham gia chương trình phục hồi chức năng. Những hoạt động đó đều giúp cải thiện khả năng vận động, hít thở và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tóm lại, tôi có hai lời khuyên quan trọng cho bác sĩ và nhân viên y tế: Thứ nhất, hãy khuyến khích bệnh nhân chú ý đến các triệu chứng và đợt cấp của COPD. Thứ hai, hãy chủ động hơn với việc điều trị để tối đa hóa lợi ích mà phương pháp điều trị mới có thể mang lại.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bước đột phá trong điều trị ung thư vú nhờ bảo quản mô trong gel
Nghiên cứu mới nhất cho thấy mô vú được bảo quản trong dung dịch gel đặc biệt gọi là VitroGel sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả nhất cho bệnh nhân ung thư vú.
Các chuyên gia nhận thấy mô vú được bảo quản trong gel vẫn duy trì cấu trúc, loại tế bào và khả năng phản ứng với một loại thuốc giống như mô vú bình thường. (Ảnh: Getty)
Các nhà khoa học cho biết vừa đạt được bước tiến tiềm năng mang tính đột phá trong nghiên cứu và điều trị ung thư vú sau khi tìm ra cách bảo quản mô vú bên ngoài cơ thể trong ít nhất 1 tuần.
Kết quả này được công bố mới đây trên Tạp chí Mammary Gland Biology and Neoplasia.
Nghiên cứu do tổ chức từ thiện Prevent Breast Cancer (Anh) tài trợ cho thấy mô vú có thể được bảo quản trong dung dịch gel đặc biệt gọi là VitroGel, giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Các chuyên gia nhận thấy mô vú được bảo quản duy trì được cấu trúc, loại tế bào và khả năng phản ứng với nhiều thuốc giống như mô vú bình thường. Theo đó, nghiên cứu mới có thể góp phần hỗ trợ việc bào chế các loại thuốc mới để điều trị và ngăn ngừa ung thư vú, mà không cần thử nghiệm trên động vật.
Trên thế giới, ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai, chiếm 11,6% số ca ung thư mới được chẩn đoán, sau ung thư phổi, chiếm 12,4% số ca mới mắc bệnh.
Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư của Anh, trung bình mỗi năm có gần 56.000 phụ nữ ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư vú.
Những năm trở lại đây, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú đã cải thiện đáng kể.
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn đầu có nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh này thấp hơn 66% so với 20 năm trước.
Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư của Anh, 76% số bệnh nhân ung thư vú sống được thêm từ 10 năm trở lên./.