Trong hầu hết các trường hợp, người mắc thủy đậu sẽ được khuyến cáo điều trị tại nhà. Tuy là bệnh lành tính, nhưng các triệu chứng của chúng khá khó chịu.
Vậy làm thế nào để góp phần hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn và bệnh nhanh khỏi hơn?
1. Khắc phục các triệu chứng để hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà
1.1. Giảm ngứa khi hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà
Ngứa là triệu chứng gây khó chịu nhất của bệnh thủy đậu. Nhưng điều quan trọng là bạn không được gãi để tránh nguy cơ các mụn nước bị vỡ gây n.hiễm t.rùng và để lại sẹo. Cùng tham khảo một số cách giảm ngứa để hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
– Bôi kem dưỡng da lên vết mụn nước để làm dịu cơn ngứa.
– Thêm 1 cốc muối baking soda vào bồn tắm và ngâm mình trong đó cũng giúp diệt khuẩn và giảm ngứa hiệu quả.
– Tắm bằng nước ấm và bột yến mạch xay nhỏ có thể làm giảm viêm và ngứa.
– Chườm khăn lạnh hoặc ấm lên vùng da bị ngứa.
– Chườm trà hoa cúc để nguội.
– Thuốc kháng histamine đường uống như diphenhydramine (Benadryl) có thể giúp một số người kiểm soát triệu chứng ngứa.
– Đọc sách, xem tivi, chơi game,… có thể là một cách giúp bệnh nhân phân tâm, quên đi những cơn ngứa.
Tuyệt đối không gãi ngứa để phòng tránh bội nhiễm, giúp hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà hiệu quả hơn. (Ảnh Internet).
1.2. Giảm sốt và đau
Nhiều bệnh nhân bị thủy đậu có thể bị sốt và đau nhức. Nếu sốt nhẹ và không có biểu hiện nào nghiêm trọng thì có thể giảm sốt vật lý bằng cách chườm khăn ấm. Chườm ấm cũng sẽ giúp các nốt mụn thủy đậu bớt đau hơn.
Sử dụng thuốc không kê đơn như acetaminophen có thể giúp giảm các triệu chứng đau và sốt, hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên hãy chú ý tuân theo hướng dẫn liều lượng trên bao bì hoặc hướng dẫn liều lượng từ bác sĩ hoặc dược sĩ để Tránh các tác dụng phụ do thuốc điều trị triệu chứng thủy đậu gây ra.
2. Hỗ trợ điều trị tại nhà cho bệnh nhân bị thủy đậu trong miệng
Các nốt mụn thủy đậu vốn đã gây sưng, ngứa và đau, cực kỳ khó chịu. Nhưng chúng sẽ còn phiền phức hơn nếu mọc ở trong miệng của bạn. Vậy làm sao để khắc phục các nốt thủy đậu ở trong miệng.
– Ngâm kem, đá lạnh hoặc nước mát sẽ giúp giảm ngứa và đau hiệu quả.
– Nhấm nháp hoặc ngậm trà hoa cúc trong miệng có thể giúp giảm viêm dẫn đến giảm ngứa và đau.
– Tuyệt đối không ăn thức ăn cay nóng, khô và cứng.
Rất khó để can thiệp hay bôi thuốc ở bên trong miệng. Do đó, các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà đa số là tác động vật lý. Nếu quá đau và khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra có thể tham khảo Thực đơn giúp nhanh hồi phục và tăng sức đề kháng cho bệnh nhân thủy đậu này.
Các nốt mụn trong miệng rất phiền phức và khó can thiệp, cần được chú ý hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà tỉ mỉ hơn. (Ảnh Internet).
3. Chú ý khi hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà cho t.rẻ e.m
Thủy đậu vốn xảy ra phổ biến nhất ở t.rẻ e.m. Đây lại là đối tượng chưa thể tự chăm sóc tối ưu và kiểm soát bệnh có hiệu quả. Do đó rất cần sự trợ giúp của bố mẹ. Khi hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tại nhà cho t.rẻ e.m, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– T.rẻ e.m không nên dùng phiên bản dành cho người lớn của bất kỳ loại thuốc nào. Bao gồm cả thuốc không kê đơn, trừ khi bác sĩ chỉ định cụ thể. Luôn sử dụng các sản phẩm được sản xuất dành riêng cho t.rẻ e.m. Và nhớ tuân theo hướng dẫn về liều lượng.
– Tuyệt đối không dùng aspirin, hạn chế dùng ibuprofen ở t.rẻ e.m bị thủy đậu. Nó có thể dẫn đến một biến chứng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
– Cắt ngắn móng tay, mang bao tay mỏng và ban đêm để tránh trẻ gãi các mụn nước làm vỡ và n.hiễm t.rùng chúng.
– Tránh cho trẻ vận động quá sức hoặc chơi quá lâu làm đổ nhiều mồ hôi. Vì điều này có thể gây kích ứng vết loét.
– Trong thời gian trẻ bị thủy đậu, các bậc phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học và tránh xa các nơi công cộng để tránh lây lan virus.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh có biểu hiện gì? Có khả năng lây cho người lành không?
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền cho người khác, đó là lí do bạn cần nắm bắt được dấu hiệu của bệnh sớm nhất.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn khó phát hiện nhất do chưa có những biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu mà chỉ có những dấu hiệu như mệt mỏi – rất dễ nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe khác.
1. Thời gian thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh có thể bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu. Virus sẽ di chuyển từ vị trí n.hiễm t.rùng đầu tiên ở đường hô hấp đến các hạch bạch huyết. Sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh, các triệu chứng của thủy đậu sẽ tiến triển trong khoảng 10-21 ngày.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền cho người khác – Ảnh: infokids
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà giai đoạn ủ bệnh có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Thường nhóm đối tượng t.rẻ e.m sơ sinh, phụ nữ mang thai hoặc người già có hệ miễn dịch kém thì thời gian ủ bệnh sẽ rất ngắn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Tác động của bệnh thủy đậu lên hệ miễn dịch và sức khỏe theo nghiên cứu này.
2. Đặc điểm lâm sàng của thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh thường không có các biểu hiện cụ thể. Ở một số người, có thể có biểu hiện của sự mệt mỏi tuy nhiên rất khó để xác định được là do thủy đậu.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh có thể bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu – Ảnh: wnylabortoday
3. Chẩn đoán thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Bởi thủy đậu giai đoạn ủ bệnh không có các biểu hiện đặc trưng như ở các giai đoạn khác nên rất khó để chẩn đoán thông qua quan sát thông thường. Việc xác định được tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu là một cơ sở để chẩn đoán ở giai đoạn này.
Giai đoạn ủ bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm m.áu để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm bệnh thủy đậu hay bạn có miễn dịch với bệnh này hay không. Một lượng nhỏ m.áu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các kháng thể virus varicella-zoster.
Bởi thủy đậu giai đoạn ủ bệnh không có các biểu hiện đặc trưng như ở các giai đoạn khác nên rất khó để chẩn đoán – Ảnh: theglobeandmail
Trường hợp bạn đang mang thai và nghĩ rằng có thể bị thủy đậu hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh này, hãy trao đổi với bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dự phòng hoặc có phương án xử trí giúp bảo vệ bạn và thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ.
4. Hướng xử trí thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh thường không có biểu hiện nên đa phần mọi người phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn khởi phát hoặc toàn phát. Tuy nhiên, t.iền sử tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu khi bạn không có miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hãy trao đổi với bác sĩ về lịch sử tiếp xúc với người mắc bệnh để có được lời khuyên chính xác nhất. Thời gian ủ bệnh, bạn hoàn toàn có thể lây truyền bệnh cho người khác; nên hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang và rửa tay cũng là một phương án tốt.
Nên hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang và rửa tay cũng là một phương án tốt – Ảnh: halseyschools
Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau xanh và các loại trái cây nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Nếu thấy cơ thể trở nên mệt mỏi nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thăm khám.