Tỷ lệ t.rẻ e.m mắc bệnh hen phê quan ơ Viêt Nam khá cao và co chiều hướng gia tăng.
Nêu không đươc phat hiên va điêu tri kip thơi, hen phê quan co thê gây ra cac biên chưng nguy hiêm anh hương không tôt đên sư phat triên cua tre. Chuyên gia cho rằng, điều trị hen t.rẻ e.m cần một kế hoạch được cá nhân hóa.
Hen phê quan la bênh hô hâp man tinh thương găp ơ tre em
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và ở nước ta, có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ t.ử v.ong cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng thêm 100 triệu người. Tại Việt Nam, ở miền Bắc tỉ lệ mắc hen phê quan trung bình 6% (người lớn 3,55%, t.rẻ e.m 11,87%) và từ 1961 đến nay tỉ lệ mắc bệnh ước tính tăng khoảng hơn 3 lần.
Trẻ mắc hen phế quản có chiều hướng gia tăng- Ảnh MT
Thống kê mới đây cho thấy, tại Hà Nội có 8,1% t.rẻ e.m nội thành và 6,7% t.rẻ e.m ngoại thành bị hen phế quản. Còn nếu tính riêng ở lứa t.uổi tiểu học thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh là 9% ở nội thành và 7% ở ngoại thành. Tại TP. HCM, con số này cao hơn rất nhiều, cụ thể là có 29,1% trẻ dưới 18 t.uổi bị hen phế quản, con số thuộc loại cao nhất châu Á.
Hen phê quan ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì có thể kiểm soát được bệnh. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập, vui chơi bình thường.
Những sai lầm đáng tiếc trong điều trị hen t.rẻ e.m
TS.BS. Lê Thị Thu Hương ( Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) , người có 20 năm công tác trong lĩnh vực Nhi khoa , trong đó 10 năm chuyên sâu về hen và dị ứng, đã khám và điều trị cho hàng ngàn trường hợp trẻ hen phế quản cho biết, thực tế hiện nay có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong điều trị hen t.rẻ e.m. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghe nói đến “hen” là hoảng sợ, và nhiều người có tâm lý không chấp nhận là con mình mắc bệnh này mà chỉ muốn nghĩ con bị viêm phế quản…
Nhiều người khác lại có tâm lý chủ quan, mặc dù được tư vấn rõ ràng nhưng sau đó vẫn bỏ điều trị, hoặc không điều trị dự phòng hen cho con dẫn đến hậu quả đáng tiếc như bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng phổi không hồi phục…
Tổng kết lại, các sai lầm này đều bắt nguồn từ nhận thức của cha mẹ còn chưa đầy đủ và chưa đúng về căn bệnh hen phế quản – TS. Hương nhận định.
Cũng theo TS.BS. Lê Thị Thu Hương, để điều trị bệnh hen phế quản ở t.rẻ e.m, không chỉ trả lời câu hỏi: “Dùng thuốc gì?”, mà còn phải lập ra một kế hoạch tổng thể cho từng em bé, từ việc nhận biết các dấu hiệu ho, thở khò khè của con, cách chăm bé khi mới có biểu hiện triệu chứng, các kỹ thuật xịt thuốc, cách sử dụng thuốc ho đúng, khi nào đưa trẻ đi khám…
Do hen phế quản là một bệnh mạn tính nên cần xác định điều trị là một kế hoạch lâu dài, cần sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị. Nhấn mạnh vai trò của bố mẹ và việc tuân thủ điều trị tại nhà, bác sĩ Hương còn cho rằng trong điều trị hen phế quản t.rẻ e.m, điều trị dự phòng tại nhà mới là chính yếu.
Không nên tìm kiếm thông tin điều trị qua chia sẻ trên mạng xã hội
TS. Hương đặc biệt lo ngại trước một thực tế là nhiều cha mẹ thường tham gia các nhóm trên mạng xã hội chia sẻ kiến thức điều trị nhưng do không có các chuyên gia y tế đồng hành, các kiến thức, kinh nghiệm chia sẻ có khi phản khoa học và rất nguy hiểm cho bệnh nhi.
“Trong quá trình khám và điều trị cho các bé, tôi nhận thấy có rất nhiều bé ho khò khè tái diễn, hen phế quản mà bố mẹ chưa tìm được giải pháp điều trị cho con. Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng và buồn nản vì bệnh tình của con tái đi tái lại”- TS. Hương chia sẻ. Chính vì vậy chị và các đồng nghiệp quyết tâm lập ra câu lạc bộ hen nhi khoa- Một giải pháp cộng đồng hỗ trợ điều trị hen ở t.rẻ e.m.
Chiều ngày 21/11/2020, Lễ ra mắt Câu lạc bộ Hen nhi khoa và cũng là buổi sinh hoạt đầu tiên của câu lạc bộ đã được tổ chức bởi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Nhi- trường Đại học Y Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong việc điều trị hen ở t.rẻ e.m.
Tại buổi ra mắt câu lạc bộ, nhiều phụ huynh đã mang con tới để được khám tư vấn cũng như để được các chuyên gia giải đáp kiến thức chăm sóc và điều trị cho trẻ bị hen phế quản. Nhưng dâu hiêu nao đê biêt đươc tre măc bênh hen? Cac biên phap như thê nao đê chăm soc tre bi hen?… la nhưng câu hoi đươc rât nhiêu bâc cha me quan tâm.
TS.BS. Lê Thị Thu Hương và điều dưỡng viên Lê Thị Thanh Hằng hướng dẫn xịt thuốc hen đúng cách cho trẻ- Ảnh MT
Trong vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ, TS.BS. Lê Thị Thu Hương thiết tha mong muốn câu lạc bộ sẽ là nơi các bác sĩ đồng hành cùng các phụ huynh có con bị hen phế quản, cung câp nhưng kiên thưc cân thiêt, đúng đắn cho cac bâc cha me trong viêc chăm soc va điêu tri tre hen phê quan. Câu lạc bộ Hen nhi khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ sinh hoạt theo quý và những dịp “thuận lợi” khiến bệnh hen có thể bùng phát như lúc giao mùa.
Có nên dùng thuốc giảm nôn cho trẻ?
Con tôi năm nay 5 t.uổi. Cháu rất hay nôn, nhất là sau khi ăn, chỉ cần ho là nôn hết. Tôi thấy có người giới thiệu thuốc domperidone có thể giúp giảm nôn nhưng không dám dùng. Xin hỏi tôi có nên dùng thuốc giảm nôn domperidone cho con không?
Trịnh Vân Khanh (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Chị Khanh thân mến!
Hiện nay, có nhiều bậc phụ huynh tự chọn mua loại thuốc chống nôn có chứa domperidone về dùng khi con bị nôn trớ. Tuy nhiên, điều này là không nên. Mặc dù domperidone là một thuốc chống nôn rất thông dụng được nhiều người dùng, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về loại thuốc này và đưa ra chứng minh rằng, khi sử dụng domperidone, đặc biệt lứa t.uổi nhỏ dưới 12 t.uổi có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến tim của trẻ. Vì vậy, một số nước phát triển như Anh, Pháp… đã đình chỉ sử dụng domperidone cho lứa t.uổi nhỏ hơn 12 t.uổi.
Ngoài ra, việc dùng domperidone cho trẻ nhỏ dưới 12 t.uổi sẽ làm trì hoãn chẩn đoán nguyên nhân nôn trớ, ảnh hưởng đến thời gian điều trị, không rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, không nên tự sử dụng các thuốc chống nôn để trị nôn cho trẻ. Khi trẻ bị nôn trớ, cần thăm khám để tìm nguyên nhân và giải pháp an toàn nhất.
Vì vậy, chị nên đưa cháu đến phòng khám nhi để được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do việc tự ý sử dụng thuốc.