Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp nào?

Ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm, thậm chí bác sĩ có thể tiến hành hớt lớp niêm mạc tổn thương qua nội soi.

Ở các giai đoạn tiếp theo, ung thư dạ dày có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới, cũng là loại ung thư đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp.

Điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.

Một ca phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Việt Đức.

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:

– Sút cân

– Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn

– Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu

– Buồn nôn, nôn

– Đi ngoài phân đen

– Sờ thấy u ở bụng

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Có những bệnh nhân thực hiện tầm soát ung thư dạ dày, được phát hiện ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể cắt hớt lớp niêm mạc dạ dày qua nội soi.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm: Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Hóa trị

Là phương pháp điều trị dùng thuốc để t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích t.iêu d.iệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Tuy nhiên khi sử dụng phương dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể làm giảm được sau khi điều trị.

Xạ trị

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn.

Sau điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân cần thực hiện tái khám 3 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra có vấn đề gì bất thường hay bệnh tái phát trở lại không. Các xét nghiệm bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm m.áu, nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng hay cắt lớp vi tính.

Khi nào người thay van tim hai lá nên đi khám?

Ba tôi thay van tim hai lá, thay van động mạch chủ, uống thuốc kháng đông mỗi ngày.

Hai tháng nay, do dịch bệnh không đi tái khám, vẫn uống thuốc theo toa cũ. Trước đây ba thường đi thử INR (chỉ số đông m.áu) hiện ba tôi không đi được thì nên làm sao? (Nguyễn Nhật)

Trả lời:

Đây là câu hỏi thường gặp với bệnh nhân sau thay van tim trong thời điểm mùa dịch vì khó có thể đi tái khám. Sau khi thay van tim cơ học, người bệnh cần uống thuốc kháng đông theo đơn bác sĩ kê.

Trước đây, một tháng ba bạn đi tái khám một lần thì bây giờ có thể 3 – 4 tháng nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thử INR. Điều này giúp bản thân biết mình đang điều trị như vậy thì có đạt hiệu quả hay không. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như c.hảy m.áu răng, chân răng hoặc đi cầu phân đen thì đó là tín hiệu báo m.áu bị loãng hơn bình thường, cần xét nghiệm lại ngay lập tức.

Có những trường hợp INR không đạt, van tim có thể bị kẹt, dấu hiệu khiến bệnh nhân mệt, khó thở, đau ngực cũng cần đến bệnh viện khám ngay.

Hiện nay, người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện, phòng khám yêu cầu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các cơ sở để xét nghiệm INR. Bệnh nhân vẫn nên xét nghiệm INR định kỳ chứ không nên tự uống thuốc liên tục năm này qua tháng khác, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.

Với hoàn cảnh hiện tại, việc đi lại ở một số địa phương rất khó khăn, trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký khám online để gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn về đơn thuốc, quá trình điều trị để đưa ra lời khuyên chính xác hơn.

Với trường hợp thay van đã lâu, uống thuốc ổn định, nếu chỉ số INR mỗi lần tái khám ổn định thì có thể khám online. Khi đó, người bệnh sẽ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý thay đổi, giảm liều hoặc tự chỉnh thuốc vì thuốc kháng đông uống không đủ liều sẽ gây biến chứng, uống quá liều thì dẫn đến tác dụng phụ.

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *