Điều trị viêm họng bằng y học cổ truyền

Viêm họng là bệnh thường gặp. Tuy nhiên, viêm họng có rất nhiều thể khác nhau, từng thể bệnh cần được điều trị phù hợp. Không nên chủ quan đối với bệnh viêm họng. Viêm họng được chia làm 2 nhóm chính là viêm họng cấp và viêm họng mạn.

Viêm họng cấp thường được xếp làm 3 nhóm:

– Viêm họng xuất tiết hay viêm họng thông thường, gồm: viêm họng đỏ và viêm họng trắng thông thường.

– Viêm họng giả mạc thường gặp nhất là viêm họng bạch hầu.

– Viêm họng loét như viêm họng Vincent (Vanh-xăng).

Viêm họng mạn: thường phối hợp với viêm xoang, viêm mũi và cả viêm thanh phế quản.

Y học cổ truyền (YHCT) mô tả các nhóm bệnh trên chung trong chứng đau yết hầu, hầu tý; nặng hơn thì có nhũ nga, hầu ung, hầu phong do ngoại tà phong nhiệt kết ở họng hoặc khí huyết ngưng trệ hay hư hỏa bốc lên.

Điều trị viêm họng cấp theo YHCT

Viêm họng cấp tính do cảm phải phong tà bên ngoài kết hợp với đàm nhiệt bên trong cơ thể mà gây bệnh.

Biểu hiện:

– Họng đỏ, đau nhiều, ho rát, niêm mạc họng hơi phù nề rồi sưng đỏ.

– Đàm lúc đầu trắng đục, ít, sau vài ngày có thể nhiều và có màu như vàng hay xanh.

– Sốt cao, nhức đầu.

– Nuốt đau.

Pháp trị: sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm

Bài thuốc:

Bài 1: Theo thuốc Nam châm cứu của Bộ Y tế

Kinh giới 16g; bạc hà 8g; kim ngân 12g; cỏ nhọ nồi 8g; huyền sâm 12g; sạ can 4g; sinh địa 12g; tang bạch bì 8g.

Phân tích: kinh giới để khai bì mao thanh trừ nhiệt tà, sơ phong, bạc hà để sơ phong tán nhiệt tà; kim ngân thanh nhiệt giải độc; huyền sâm thanh nhiệt dưỡng âm giải độc, giúp họng đỡ sưng đau; tang bạch bì thanh nhiệt phế lạc; cỏ mực thanh nhiệt chỉ huyết và sinh địa dưỡng âm sinh tân.

Kinh giới

Bài 2: Ngân kiều tán gia giảm (Ôn bệnh điều biện)

Kinh giới 12g; ngưu bàng tử 12g; kim ngân 20g; cương tàm 12g; liên kiều 12g; bạc hà 6g; cát cánh 4g; sinh địa 12g; cam thảo 4g; huyền sâm 12g.

Phân tích: Ngân hoa, liên kiều thâu tà, thanh nhiệt, giải độc; kinh giới, ngưu bàng tử khai bì mao, thanh trừ tà; cát cánh tuyên phong lợi họng; huyền sâm, sinh địa thanh nhiệt dưỡng âm hỗ trợ cho giải độc cơ thể, sinh tân; bạc hà phát tán phong nhiệt; cam thảo hòa vị góp phần giải độc và điều hòa các vị thuốc.

Châm cứu: Châm các huyệt Thiên đột, Hợp cốc, Liệt khuyết, Khúc trì.

Bạc hà

Điều trị viêm họng mạn tính theo YHCT:

Viêm họng mạn tính đàm nhiệt lâu ngày làm tổn thương phế âm mà gây ra bệnh.

Biểu hiện:

– Họng khô, cảm thấy khó chịu, niêm mạc họng có những điểm sung huyệt màu đỏ nhạt hoặc có những hạt mọc rải rác, l.ở l.oét sắc vàng to nhỏ không đều.

– Đôi khi kèm theo chứng trạng toàn thân: đau đầu, sốt nóng, sốt lạnh run…

Pháp trị: dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm

Bài thuốc:

Bài 1: theo thuốc Nam châm cứu của Bộ Y tế

Sinh địa 16g; xạ can 6g; huyền sâm 16g; kê huyết đằng 12g; mạch môn 12g; thạch hộc 12g; tang bạch bì 12g; tầm vôi 8g; cam thảo nam 12g.

Cỏ nhọ nồi

Bài 2: Sa sâm mạch môn thang gia giảm (ôn bệnh điều biện)

Sa sâm16g; thiên hoa phấn 12g; ngọc trúc 12g; tang diệp 8g; mạch môn 12g; cát cánh 4g; hoàng cầm 12g; cam thảo 4g; tang bạch bì 12g.

Phân tích: sa sâm, ngọc trúc, mạch môn lợi phế nhuận táo; tang diệp thanh táo tuyên phế; thiên hoa phấn dưỡng vị âm; mạch môn dưỡng phế âm sinh tân; hoàng cầm để thanh nhiệt giải độc; cát cánh tuyên thanh phế khí đi lên; tang bạch bì thanh nhiệt phế lạc; cam thảo để thanh nhiệt dưỡng vị khí điều hòa các vị thuốc.

Nếu có nhiều hạt hoặc l.ở l.oét thêm xạ can 8g, nếu họng khô thêm thạch hộc 16g, huyền sâm 12g, khi đờm khó khạc thêm qua lâu 8g, bối mẫu 6g.

Châm cứu:

Châm các huyệt: Thiên đột, Xích trạch, Thái uyên, Túc tam lý, Tam âm giao.

Phòng bệnh:

– Giữ vệ sinh răng miệng.

– Súc miệng họng mỗi tối bằng nước muối ấm.

– Giữ ấm cổ, họng mỗi khi thay đổi thời tiết.

– Tránh môi trường bụi khói, kiêng hút t.huốc l.á.

– Không để bị lạnh kéo dài như ngậm đá vào mùa nóng, mắc mưa trong mùa lạnh nhất là những khi cơ thể mệt mỏi như phải thức khuya, phải lao động quá sức…

Bệnh viêm họng có nhiều loại và diễn biến phức tạp, có những loại nguy hiểm như viêm họng bạch cầu.Người bệnh không nên chủ quan, cần gặp thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn và điều trị phù hợp.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Theo suckhoedoisong

Khuyến cáo khi dùng kháng sinh điều trị viêm họng

Viêm họng là một bệnh thông thường xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa t.uổi. Phần lớn viêm họng là do virus và là một phần của bệnh cảm thông thường, một số viêm họng là do nhiễm khuẩn.

Việc dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng không đúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng

Rất khó để phân biệt viêm họng do siêu vi, do nhiễm khuẩn hay do liên cầu khuẩn bằng khám thông thường vì triệu chứng viêm họng gần như giống nhau.

Phân biệt viêm họng virus hay do vi khuẩn

Thông thường, viêm họng do virus thường sẽ tự khỏi, triệu chứng đau họng sẽ hết trong vòng 5-7 ngày, còn ho và sổ mũi có thể kéo dài 2-3 tuần. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, dinh dưỡng đầy đủ, tránh khói t.huốc l.á, tránh bụi và ô nhiễm, dùng nước muối xịt rửa mũi để giảm nhẹ triệu chứng, dùng nước súc miệng… Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong viêm họng do virus vì kháng sinh không thể trị được virus nên không thể hết viêm họng mà còn có thể gặp các tác dụng phụ khi dùng kháng sinh như dị ứng thuốc, tiêu chảy…

Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng khi có bằng chứng của nhiễm khuẩn. Việc dùng loại kháng sinh nào với từng trường hợp phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kháng sinh phải đủ liều và đủ thời gian. Dùng kháng sinh quá ngắn ngày hoặc quá dài ngày đều làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Đặc biệt, khi có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A thì người bệnh sẽ phải dùng ngay kháng sinh để giảm nhanh triệu chứng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng hậu nhiễm liên cầu khuẩn như thấp tim, viêm cầu thận cấp.

Tác dụng phụ khi dùng kháng sinh trị viêm họng không đúng

Việc dùng thuốc kháng sinh trong tất cả các bệnh, đặc biệt là viêm họng không được các bác sĩ khuyến khích sử dụng vì nó có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn lên gan và dạ dày. Bên cạnh đó, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khó điều trị bệnh sau này. Vì vậy, sử dụng kháng sinh trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

Việc người bệnh tự ý mua kháng sinh và sử dụng bừa bãi, hay bác sĩ kê kháng sinh mạnh không cần thiết chính là điều kiện để vi khuẩn kháng thuốc. Khi ấy, vi khuẩn quen dần với kháng sinh, lâu dần sẽ làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh, khiến cho kháng sinh không còn có tác dụng t.iêu d.iệt vi khuẩn nữa. Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, thuốc sẽ ảnh hưởng tới nhóm vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa..

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *