Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp có tỉ lệ người mắc đáng báo động. Căn bệnh này dễ biến chứng, khó chữa trị nhưng đa phần người dân còn thiếu hiểu biết và chưa tích cực điều trị.

Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào.

Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh: Allergic rhinitis) là phản ứng của mũi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng xuất hiện trong không khí. Khi đó cơ thể sẽ sản giải phóng nhiều histamin và các chất hóa học gây viêm ở niêm mạc mũi.

Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, bao gồm cả t.rẻ e.m và phụ nữ đang mang thai.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra do mũi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Các yếu tố gây dị ứng thường gặp là:

Dị nguyên đường thở: Bao gồm những tác nhân tồn tại trong không khí như mạt bụi, phấn hoa, hóa chất, lông thú, bọ ve, cỏ khô… Một số yếu tố như phấn hoa, cỏ khô thường xuất hiện vào một số thời điểm trong năm như mùa hè và mùa thu, gây viêm mũi dị ứng theo mùa.

Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm độ ẩm không khí, áp suất và nhiệt độ cũng biến đổi. Khi đó niêm mạc mũi không kịp thích nghi sẽ gây ra viêm mũi dị ứng thời tiết cấp hoặc mãn tính. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng ở t.rẻ e.m và những đối tượng có sức đề kháng yếu.

Thuốc: Nhiều người có thể mắc bệnh do dị ứng với một số loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi…

Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, kích hoạt viêm mũi dị ứng như: Động vật có vỏ, hải sản, trứng, socola…

Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cấu trúc mũi dị thường: Cấu trúc mũi không bình thường như mũi vẹo, lệch vách ngăn, mào vách ngăn… sẽ gây viêm mũi dị ứng ở trẻ từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Theo Bs Nguyễn Thanh Hùng – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, TP Cần Thơ, hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng giảm hoặc mất trong một thời gian sau đó có thể bị lại khi không còn dùng thuốc. Có thể điều trị dùng những phương pháp sau:

– Bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách mang khẩu trang khi tiếp với bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó…nếu mỗi khi tiếp xúc với chúng thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi…

– Dùng thuốc uống khi các triệu chứng nhiều gây giảm chất lượng cuộc sống. Thuốc uống có tác dụng nhanh chóng nhưng thời gian tác dụng cũng ngắn, thuốc xịt tuy thời gian phát huy tác dụng thì lâu hơn song tác dụng của nó thì kéo dài sau thời gian ngưng thuốc.

Việc uống thuốc hay xịt thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Một số trường hợp nên phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi qua nội soi sẽ giảm các triệu chứng bệnh lý.

Khuyến nghị: do ngoài bệnh viêm mũi dị ứng còn có những bệnh khác của mũi cũng gây ra những triệu chứng nghẹt mũi, nhảy mũi, sổ mũi, ngứa mũi như: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi…và những bệnh này có thể điều trị khỏi. Vì vậy, tốt nhất các bạn nên đến khám tại bệnh viện để được bác sỹ chuyên khoa khám và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Minh Châu

Theo GDTĐ

Bài thuốc dân gian cho người mắc viêm xoang

Viêm xoang được xem là căn bệnh dai dẳng, khó điều trị khiến cho khoang mũi bị ứ đọng dịch gây khó chịu. Dưới đây là cách chữa bệnh viêm xoang bằng nước muối.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc ở mũi bị viêm và sưng to gây tắc nghẽn các xoang. Các xoang bình thường rỗng và có độ ẩm nhất định, nên khi bị tắc dễ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển sinh ra dịch mủ.

Viêm xoang thường do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, khi xoang mũi bị sưng viêm sẽ dễ n.hiễm t.rùng. Nhiều người bệnh bị viêm xoang do virus, sau đó lại bị n.hiễm t.rùng trong xoang nên phải dùng thêm kháng sinh. Thường những hợp bị bội nhiễm như thế này, người bệnh sẽ thấy triệu chứng kéo dài hơn bình thường (từ 10 ngày trở lên).

Các bệnh ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng dễ dẫn đến viêm xoang.

Cách chữa viêm xoang tại nhà bằng muối

Muối có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm.

Dùng dung dịch nước muối để vệ sinh mũi họng là cách điều trị các bệnh về đường hô hấp đã được áp dụng từ lâu.

Để rửa mũi và súc họng, bạn cần dùng dung dịch nước muối sinh lý có tỷ lệ muối và nước phù hợp, không quá nhạt cũng không quá mặn để thu được dung dịch nước muối 0,9%.

Có thể lúc đầu bạn sẽ thấy cách vệ sinh mũi này rất khó để thực hiện, nhưng nếu chịu khó luyện tập thì sẽ quen dần. Nhiều người đã áp dụng phương pháp này và nhận thấy tình trạng viêm xoang được cải thiện đáng kể. Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối giúp làm sạch, sát trùng xoang mũi và họng.

Nước muối là một loại dung dịch có tác dụng làm sạch được chất nhầy trong mũi và làm giảm nghẹt mũi, có thể giúp loại bỏ đi các chất gây dị ứng ở mũi cũng như các chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh.

Cách pha nước muối rửa mũi

– Chọn loại muối sạch, không có i-ốt sẽ tốt hơn (để tránh kích ứng niêm mạc mũi)

– Chọn nguồn nước sạch để pha dung dịch: nước cất, nước tinh lọc đóng chai

– Vệ sinh tay sạch trước khi thao tác (rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nếu cẩn thận hơn thì dùng cồn)

– Vệ sinh các dụng cụ chứa (có thể dùng cồn)

Cách làm: Pha 9g muối vào 1 lít nước đã chuẩn bị (bạn có thể thay đổi lượng pha tùy theo nhu cầu sử dụng, chỉ cần giữa đúng tỷ lệ của muối và nước). Chiết ra các lọ nhỏ để tiện sử dụng nếu muốn.

Cách thực hiện rửa mũi bằng nước muối

– Bạn có thể pha một bát nước muối hay có thể dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn tại các hiệu thuốc.

– Cho nước muối vào một cái bát, sau đó bạn bịt một bên mũi bằng ngón tay trỏ, nhúng một bên mũi kia vào bát, gắng hơi hít thật mạnh để cho nước muối đi sâu vào trong mũi và xuống dưới miệng.

– Bạn nhổ nước ra bằng đường miệng và làm lặp lại như vậy khoảng 4-5 lần.

– Sau đó đổi bên với lỗ mũi còn lại.

Nên thực hiện cách chữa viêm xoang bằng nước muối như vậy theo cách trên 2 lần trên ngày (sáng và tối). Bạn sẽ cảm thấy mũi của mình trở nên thông thoáng và không còn viêm nữa.

Lưu ý

Dung dịch nước muối tự pha chỉ dùng được trong vòng 2 tuần kể từ khi pha chế nếu đóng kín nắp lọ. Nếu đã mở lọ thì chỉ nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Bảo quản dung dịch ở điều kiện thoáng mát.

Nếu quá trình pha nước muối không đảm bảo vệ sinh thì khi dùng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.

Trong trường hợp không muốn pha chế, bạn hãy mua dung dịch nước muối sinh lý bán sẵn tại các nhà thuốc. Nên dùng trong vòng 2 tuần kể từ khi mở nắp. Hiện nay trên thị trường cũng có bán các chai dạng xịt để tiện dùng.

Trúc Chi

Theo phununews

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *