Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phù hợp sẽ có tác động đến hiệu quả điều trị cũng như sự bình phục của bệnh nhân.
Những quan điểm dinh dưỡng sai lầm có thể đẩy nhanh tiến trình phát triển của ung thư, làm bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cung cấp dinh dưỡng của cơ thể. tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân.
Do vậy, với người bệnh đã và đang điều trị ung thư cần có một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, phục hồi, đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.
Báo Sức khỏe & Đời sống giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ từ GS.TS Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng, phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện K (Hà Nội) về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư.
Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý
Người bệnh ung thư cần có chế độ ăn dinh dưỡng tương tự như người bình thường, tức là đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng
Đủ năng lượng:
Nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào t.uổi, giới tính, chuyển hóa cơ bản, mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật. Năng lượng trong khẩu phần ăn chủ yếu từ các loại thức ăn giàu tinh bột (cơm, bún, bánh mì..); do đó cần chú trọng đối vưới các loại thực phẩm này, tránh dư thừa năng lượng.
Theo độ t.uổi khác nhau, cơ thể cần được cung cấp khoảng từ 200 – 300 g gạo một ngày hoặc lượng tương đương các thực phẩm như bánh mì, ngô, khoai…
Cân đối:
Trong 4 nhóm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gồm: protein,lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Trong đó protein, chất béo và tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bữa ăn hợp lý phải đảm bảo tính cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng là protid (12-14%), lipid (20-30%) và glucid (56-68%). Chất đạm từ các nguồn gốc động vật (thịt, cá, tôm, cua…) hay thực vật (đậu nành, đậu phộng…).
Chất béo là hết sức quan trọng, cung cấp năng lượng cao (9kcal) là môi trường hòa tan các vitamin, nhưng cần ăn cân đối giữa các nguồn chất béo từ động vật và chất béo từ thực vật. Chú ý đến tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega 3; vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta cần ăn 400g rau, 200g quả chín, thịt động vật để cung cấp các khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Đa dạng thực phẩm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn đầy đủ thì phải được bổ sung thêm. Ngược lại, nếu bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến thể trạng như thừa cân, béo phì, các bệnh lý nền khác… thì cần có sự điều chỉnh phù hợp.
Chuyên biệt cho từng cá thể người bệnh
Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có những đặc điểm bệnh lý, tình trạng sức khỏe, thể trạng khác nhau. Cho nên, việc chăm sóc chế độ ăn phù hợp cho đặc điểm thể trạng của từng bệnh nhân là vô cùng quan trọng.
Đơn cử, trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày, các vấn đề như trào ngược dạ dày, thực quản, nôn ói… sẽ khó có thể điều trị dứt điểm nếu không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; nếu kéo dài bệnh nhân có thể bị sụt cân, ảnh hưởng sức khỏe cũng như ảnh hưởng về mặt tinh thần ở bệnh nhân.
Với các trường hợp này, nếu bệnh nhận được chăm sóc tại gia đình, người nhà bệnh nhân nên thử các loại thức ăn khác nhau theo khẩu vị của người bệnh. Người nhà bệnh nhân cần áp dụng nhiều cách chế biến khác nhau để có các món ăn dễ tiêu, giúp người bệnh không gặp các vấn đề liên quan đến quá trình tiêu hóa như trào ngược, nôn ói. Cố gắng lựa chọn các loại thực phẩm sạch, tươi, giàu dinh dưỡng.
Các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cần được cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột cũng như rau xanh, hoa quả chín… Nên chọn các phương thức chế biến giúp thực phẩm mềm, nhừ dễ hấp thu. Nếu người bệnh có thể ăn được cơm thì cơm nên nấu chín mềm, thịt băm nhỏ, xay nhỏ, hầm nhừ. Các loại rau cần thái nhỏ, không nên nấu quá kỹ để tránh mất các vitamin và dưỡng chất.
Khuyến nghị người bệnh nên ăn các loại cá như cá mòi, cá thu, cá hồi… để cung cấp các thành phần dinh dưỡng như i-ốt, omega 3… giúp bệnh nhân phục hồi và tăng cường sức khỏe. Đạm từ cá dễ hấp thu hơn so với từ thịt; trứng và sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng tốt.
Tùy từng người, từng bệnh ung thư có những yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh điều trị ung thư nên gặp bác sỹ điều trị để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ đề dinh dưỡng. Người bệnh không nên kiêng khem cầu kỳ, loại bỏ hết những thực phẩm giàu dinh dưỡng; áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, uống ngũ cốc… để t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Đó là quan điểm sai lầm, bởi dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị.
Hai liệu pháp trị ung thư hiện đại nhất
Các cách tiên tiến nhất trị ung thư ở Việt Nam hiện nay như miễn dịch và trúng đích có hiệu quả đáng kể nhưng chi phí đắt, đến 120 triệu đồng mỗi tháng.
Phó giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết trong nhiều năm qua việc điều trị ung thư đạt rất nhiều tiến bộ, thực hiện nhiều kỹ thuật tương đương thế giới.
“Hai tiến bộ mới nhất là điều trị đích và điều trị miễn dịch. Đặc biệt, phương pháp miễn dịch đang được kỳ vọng, cũng là xu hướng trong việc điều trị ung thư”, ông Quảng phát biểu tại một hội nghị về ung thư giữa tháng này.
Tại Việt Nam đang triển khai hai phương pháp về miễn dịch. Cách thứ nhất, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch để tháo bỏ các “chốt” do tế bào ung thư tạo ra nhằm kìm hãm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng chưa cao, chỉ 15-20%. Đặc biệt chi phí thuốc rất đắt.
Tại Bệnh viện K, vài bệnh nhân tự bỏ t.iền điều trị liệu pháp này với chi phí khoảng 120 triệu đồng mỗi tháng. Một số trường hợp khác được các hãng dược lớn hỗ trợ.
Cách thứ hai, dùng m.áu của chính bệnh nhân, tách chiết tế bào miễn dịch lympho T, sau đó nhân lên rồi truyền lại cho bệnh nhân. Liệu pháp này giúp cơ thể tăng cường sức để kháng để đ.ánh bại tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống thêm.
Một liệu pháp tiên tiến khác đang được áp dụng là trúng đích. Mỗi loại ung thư sẽ có loại thuốc đích khác nhau. Khác với điều trị bằng hóa chất, tia xạ, khi vào cơ thể, thuốc đích chỉ t.iêu d.iệt các tế bào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
Các số liệu theo dõi cho thấy, các bệnh nhân ung thư phổi, gan, buồng trứng, vú, đại trực tràng, thận, khoang miệng… khi sử dụng thuốc điều trị đích đều tăng thời gian sống thêm.
“Ung thư phổi giai đoạn muộn dùng thuốc điều trị đích, sẽ kéo dài sự sống được hơn 3 năm”, ông Quảng nói.
Hầu hết bệnh nhân ung thư thuộc giai đoạn muộn, tái phát, di căn, điều trị tại tuyến trung ương, đã được sử dụng thuốc trúng đích và được Bảo hiểm Y tế chi trả 50%.
Trong 5 năm qua, việc phẫu thuật, xạ trị ung thư tại Việt Nam cũng tiến những bước rất dài với kỹ thuật phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, cắt hớt niêm mạc, phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật bảo tồn, tạo hình.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đ.ánh giá những năm gần đây tỷ lệ chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm tăng lên, giúp tăng tỷ lệ người điều trị khỏi cũng như thời gian sống thêm. Hiệu quả chẩn đoán và điều trị được nâng cao là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật, cải tiến phác đồ điều trị, các chương trình đào tạo trong và ngoài nước.
Bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện K. Ảnh: Lê Nga.
Ung thư vẫn có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng của các gia đình và xã hội. Theo GloboCan 2018, ước tính có khoảng 18,1 triệu ca mắc mới và 9,6 triệu ca t.ử v.ong do ung thư hằng năm trên thế giới. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 165.000 ca mắc mới,115.000 ca t.ử v.ong do bệnh này.