Vào dịp Lễ, Tết số bệnh nhân nhập viện liên quan tới tiêu hóa, gan mật gia tăng mạnh, trong đó nguyên nhân chính đó là do uống rượu bia quá nhiều.
Lá gan của người bình thường làm việc như thế nào?
Gan là một cơ quan quan trọng trong việc cân bằng và duy trì sức khỏe của con người. Trên thực tế, các chức năng của gan vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thống kê được hơn 500 vai trò, sinh lý chức năng gan riêng biệt.
Ngoài việc chuyển hóa các chất để có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể; tổng hợp các chất cần thiết như các yếu tố đông m.áu, tổng hợp albumin… Gan còn là “ngôi nhà” dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, gan còn là nơi sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
Bên cạnh đó, một chức năng không thể thiếu của gan đó là đào thải độc tố. Những độc tố tan trong mỡ sẽ được các tế bào gan phân giải thành những chất kém nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn để đào thải ra bên ngoài. Chính vì những chức năng quan trọng đó mà gan được xem như là một “nhà máy hóa chất” của con người.
Tuy nhiên ở rất nhiều người, gan không chỉ phải “xử lý” một khối công việc khổng lồ như thế, mà còn phải thường xuyên “tăng ca” xử lý thêm rượu, bia, đồ uống có cồn. Điều này vô hình chung, khiến cho gan bị quá tải và phải chịu “áp lực” nặng nề.
Nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ có khoảng 5 – 10% lượng rượu đưa vào cơ thể được bài tiết qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90 – 95% lượng rượu, bia còn lại được chuyển đến gan để xử lý. Tuy nhiên, một lá gan khỏe mạnh, “công suất” tối đa chỉ có thể xử lý được khoảng 2 đơn vị cồn một ngày.
Theo các chuyên gia, lượng cồn đi vào cơ thể ở mức an toàn là một đơn vị/ngày. Trong đó một đơn vị = 25 ml thức uống chứa cồn 40 độ, hoặc 50 ml thức uống chứa cồn 20 độ. Nếu vượt quá, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde – đây không chỉ là một chất độc hại đối với gan mà còn làm tổn thương đến cả hệ thần kinh, thị giác, tiêu hóa….
PGS Đào Văn Long chia sẻ về ảnh hưởng bia rượu tới gan.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rượu giả, rượu nhái kém chất lượng, chứa toàn cồn công nghiệp ethanol. Lượng rượu bia này nếu được hấp thụ vào cơ thể không những làm tăng tốc độ “tàn phá” gan mà còn có nguy cơ gây ngộ độc rượu.
Rượu bia phá hủy gan như thế nào?
GS.TS Đào Văn Long – Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan Mật cho biết “Những người tiêu thụ rượu bia thường xuyên là những đối tượng dễ bị mắc các bệnh lý nguy hiểm về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan,… hơn những người khác”.
Trong đó, gan nhiễm mỡ là giai đoạn sớm nhất liên quan tới thói quen uống rượu bia. Theo thống kê cho thấy, có đến 90% người thường xuyên sử dụng rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ dần thuyên giảm nếu người bệnh uống ít đi hoặc ngừng uống rượu.
Ở giai đoạn viêm gan, các tế bào gan b.ị h.oại t.ử. Viêm gan do rượu có thể diễn biến nặng hơn, nhất là ở những người đã có bệnh lý về gan từ trước như viêm gan B, viêm gan C… Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: sốt, vàng da, chán ăn, đau vùng hạ sườn bên phải,….. Khi gan bị tổn thương kéo dài, tế bào c.hết dần được thay thế bằng các mô xơ và bắt đầu quá trình xơ hóa gan.
Theo các bác sĩ, phần lớn người thường xuyên sử dụng rượu bia có biến chứng thành xơ gan. Đây là một bệnh lý nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xơ gan có thể tiến triển nặng và biến chứng thành ung thư gan gây t.ử v.ong ở người bệnh.
Ung thư gan – đây là “đoạn cuối con đường” của các bệnh lý về gan và cũng là mức độ nặng nhất. Ước tính, ung thư gan nguyên phát trên nền xơ gan chiếm tới 80% các trường hợp. Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã xếp hạng rượu bia là tác nhân gây ung thư mức độ 1 không chỉ đối với gan mà còn cả thực quản, dạ dày, đại trực tràng,…
Đừng để 3 ngày tết “quá chén” khiến cả năm gan bị quá tải
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lá gan bị tàn phá, trong đó có virus, hóa chất độc hại và rượu bia là những kẻ tàn phá “nhiệt tình” nhất. Vì thế, để có một cái Tết khỏe mạnh, không gây áp lực cho gan cũng như hệ tiêu hóa nói chung, GS.TS. Đào Văn Long nhấn mạnh: “Không uống rượu bia hoặc chỉ sử dụng với một mức độ cho phép, đó là, 1-2 đơn vị cồn/ngày”.
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh gan cần kiêng đồ ăn chua cay, thực phẩm chế biến sẵn…
Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng t.huốc l.á, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
“Trong trường hợp phát hiện các biến chứng như gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc thậm chí xơ gan, người bệnh bắt buộc phải ngừng uống bia rượu, đồ uống có cồn và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ”. GS.Long chia sẻ
Hội chứng Budd-Chiari và tắc tĩnh mạch gan
Hội chứng Budd-Chiari là một bệnh lý rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 2,4 ca/triệu ca. Bệnh được biết đến do tắc dòng chảy dẫn lưu của các tĩnh mạch gan.
Hội chứng có thể xảy ra cấp tính đột ngột hoặc thể bán cấp và mạn tính. Bệnh thường diễn tiến phức tạp và dẫn đến t.ử v.ong do suy gan, suy thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 21 t.uổi, t.iền sử khỏe mạnh, khởi phát bệnh đột ngột 3 ngày với triệu chứng: gan to, cổ trướng, đau vùng hạ sườn phải. Sau khi nhập viện các bác sĩ khám và kết hợp các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đa dãy, siêu âm và chụp mạch, bệnh nhân đã được chẩn đoán hội chứng Budd-Chiari kịp thời và tiến hành phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân đã được thực hiện kỹ thuật đặt Stent nối thông cửa – chủ cấp cứu và điều trị hồi sức tích cực.
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân rất đa dạng và có thể kết hợp nhiều yếu tố. Nguyên nhân chính là do huyết khối tĩnh mạch gan, 1/3 trường hợp vô căn, 25% do các nguyên nhân bên ngoài chèn ép gây tắc tĩnh mạch gan. Một số nguyên nhân đã được y văn mô tả bao gồm: Bất thường bẩm sinh của tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch trên gan;
Huyết khối thứ phát sau: mất nước, n.hiễm t.rùng huyết, bệnh đa hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid, mang thai và tình trạng sau sinh sử dụng thuốc tránh thai đường uống, sau chấn thương, sau cấy ghép tủy xương và hóa trị liệu, bệnh tự miễn, ung thư xâm lấn (ung thư thận, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư thượng thận…) Huyết khối tĩnh mạch gan có thể đi kèm huyết khối tĩnh mạch cửa.
Tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch trong gan trong hội chứng Budd-Chiari.
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu hình ảnh của hội chứng Budd-Chiari tùy thuộc vào thể cấp tính và mạn tính, là hậu quả của việc tắc các tĩnh mạch gan. Bệnh kịch phát: xảy ra bệnh não gan trong vòng 8 tuần sau khi xuất hiện vàng da. Thể cấp tính: các triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, bụng báng khó chữa, hoại tử gan nhưng không có sự hình thành tuần hoàn bàng hệ. Ở thể cấp tính, thường có các huyết khối xuất hiện trong tất cả các tĩnh mạch gan lớn.
Thể này bệnh nhân thường có đau ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải có kèm theo sốt, nôn, tiêu chảy (gặp 50%). Các triệu chứng khác là: cổ trướng xuất hiện nhanh, tuần hoàn bàng hệ rõ. Bệnh nhân có thể t.ử v.ong trong vòng 1-6 tháng. Thể bán cấp là loại phổ biến nhất, diễn biến âm thầm, bụng báng và hoại tử gan ở mức nhẹ, có sự hình thành kịp thời tuần hoàn bàng hệ.
Thể bán cấp, bệnh nhân thường có phù hai chân, vàng da. Bệnh tiến triển chậm. Trong hội chứng Budd – Chiari, tuần hoàn bàng hệ dày đặc vùng mũi ức. Thể này, các huyết khối xuất hiện trong tất cả các tĩnh mạch gan lớn chỉ thấy ở 1/3 bệnh nhân.
Ở thể mạn tính, bệnh có biểu hiện như các biến chứng của xơ gan, gan to. Trên siêu âm thang xám không nhìn thấy các tĩnh mạch gan, siêu âm Doppler phổ màu không có dòng chảy, dòng chảy giảm tốc độ, đảo ngược dòng chảy hoặc dòng chảy rối với tốc độ tăng cao trong các tĩnh mạch gan. Trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy và chụp mạch không quan sát thấy các tĩnh mạch gan, huyết khối các tĩnh mạch gan và tĩnh mạch chủ dưới, thấy các nhánh bàng hệ tĩnh mạch trong gan và tĩnh mạch chủ dưới.
Các triệu chứng: đau bụng, gan to, báng bụng thường có trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Budd-Chiari. Còn các triệu chứng: buồn nôn, nôn, vàng da nhẹ thấy trong các thể bệnh kịch phát và cấp tính. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch lách và tĩnh mạch thực quản hay gặp trong thể bệnh mạn tính, nếu tĩnh mạch chủ dưới bị nghẽn, tĩnh mạch phụ ở hai bên sườn và mặt lưng giãn ra.
Lời khuyên của thầy thuốc
Hội chứng Budd-Chiari là một bệnh lý rất hiếm gặp. Tam chứng lâm sàng cổ điển bao gồm: dịch ổ bụng, đau bụng và gan to. Hội chứng có thể xảy ra cấp tính đột ngột hoặc thể bán cấp và mạn tính. Thể cấp tính thường do tắc các nhánh lớn của tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch chủ dưới và khởi phát triệu chứng nhanh.
Thể bán cấp và mạn tính liên quan đến xơ hóa các tĩnh mạch trong gan, các bệnh lý viêm và bệnh lý ác tính. Đây là bệnh lý thường diễn tiến phức tạp và dẫn đến t.ử v.ong do suy gan, suy thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ và cảm thấy bất thường của cơ thể, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.