Đo huyết áp thế nào là đúng?

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu, trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ rất cao. Tăng huyết áp có nhiều biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch não, đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, suy thận, đái tháo đường, mù loà…

Cách duy nhất để xác định bệnh là đo huyết áp. Do đó, việc đo huyết áp chuẩn xác là khâu rất quan trọng, đầu tiên của quá trình điều trị.

Tổng quan về huyết áp

Huyết áp là một trong bốn dấu hiệu sinh tồn chính là nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và thân nhiệt, cho biết tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể và các cơ quan.

Có bốn yếu tố quyết định huyết áp là sức bóp của tim, độ co giãn của mạch m.áu, thể tích m.áu và độ nhớt của m.áu.

Huyết áp thường được ghi nhận với hai chỉ số là huyết áp tâm thu (khi tim bóp), và huyết áp tâm trương (khi tim giãn).

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực m.áu lưu thông cao liên tục. Tăng huyết áp là căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, suy thận, mù loà…

Đo huyết áp thế nào cho đúng ?

Cách đo cơ bản

Bơm căng băng tay cao su để chèn ép động mạch khiến m.áu không lưu thông, không có mạch đ.ập. Từ từ xả hơi dần dần và ghi lại hai số đo áp lực m.áu động mạch:

(1) Huyết áp tâm thu: m.áu bắt đầu chảy qua động mạch khi băng cao su được xả hơi, thể hiện bằng tiếng đ.ập trên ống nghe hay mạch bắt đầu bắt được;

(2) Huyết áp tâm trương: m.áu tự do lưu thông trong động mạch khi không còn sức ép của băng cao su, thể hiện bằng mất âm đ.ập trong ống nghe.

Quy định chung

Máy và thời gian: Nên dùng cùng một máy đo, và nên đo cùng thời gian trong ngày để dễ so sánh. Trường hợp đặt biệt, có thể đo nhiều lần hay đo tự động liên tục (phương pháp Holter).

Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay phải. Trong trường hợp cần thiết, có thể đo ở tay trái, khoeo chân và các vị trí khác. Nhớ ghi vị trí cùng với kết quả huyết áp đo được.

Chọn và cách bơm căng, xả băng cao su: Chọn kích thước túi hơi máy đo huyết áp thích hợp cho từng bệnh nhân. Bề dài của túi hơi trong băng đo có chiều dài và rộng tối thiểu phải bằng 80% và 40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo cao hơn nếp gấp khuỷu tay 2cm. Bơm căng hay xả hơi cần liên tục, không dừng giữa chừng vì sẽ cho kết quả sai.

Quy trình đo huyết áp chuẩn

* Không được dùng chất kích thích như cà phê, t.huốc l.á, rượu bia, tăng lực…2 giờ trước khi tiến hành đo huyết áp.

* Nghỉ ngơi yên tĩnh 5-10 phút trước khi đo huyết áp.

* Tư thế đo chuẩn: ngồi trên ghế tựa, cẳng tay duỗi thẳng trên mặt bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim. Trong vài trường hợp, có thể đo huyết áp tư thế nằm, đứng.

* Không được nói chuyện khi đang được đo huyết áp.

* Nên đo huyết áp hai tay, 2 lần, cách nhau 5-10 phút, và lấy số trung bình.

Thay lời kết

Cách xác định bệnh tăng huyết áp duy nhất là đo huyết áp. Vì vậy, đo huyết áp chuẩn xác là rất quan trọng trong khâu chẩn đoán đầu tiên.

Để việc đo huyết áp được chuẩn xác, ngoài máy đo tốt, cả nhân viên lẫn người được đo huyết áp cũng cần theo đúng điều kiện, phương pháp, quy trình, quy định.

TS.BS Trần Bá Thoại

Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

Theo Dân trí

Giúp người bệnh tim chống chọi với môi trường ô nhiễm

Những phân tử ô nhiễm rất nhỏ đi vào trong không khí góp phần làm gia tăng các biến cố tim mạch đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề toàn cầu. Ở những đô thị lớn tại châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh ô nhiễm bụi đã tăng lên mức báo động trong nhiều năm gần đây do sự phát triển nhanh của công nghiệp cùng với các phương tiện giao thông. Chúng ta đang phải đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nguồn nước đã gây tác hại đáng kể lên sức khỏe người dân. Ô nhiễm cho thấy có thể làm tăng nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch não và rối loạn nhịp. Bài viết này sẽ đề cập đến ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng thế nào đên bệnh tim mạch và bạn sẽ phải làm gì để tự bảo vệ bản thân.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lên bệnh lý tim mạch

Những phân tử ô nhiễm rất nhỏ đi vào trong không khí góp phần làm gia tăng các biến cố tim mạch đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Những phân tử này được thấy có thành phần EPA như PM 2,5 đến từ khí thải của xe, của các nhà máy điện, các cơ sở công nghiệp, các vụ cháy. Tổn thương của tầng ozone trong nhiều năm qua gây ra những bệnh lý phổi và cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim và tai biến mạch não.

Những phân tử ô nhiễm rất nhỏ có thành phần EPA như PM 2,5 từ khí thải của các khu công nghiệp góp phần làm gia tăng các biến cố tim mạch.

Ở người bình thường, ô nhiễm môi trường chỉ góp phần rất nhỏ làm kích hoạt nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch não hoặc tần số tim không đều. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bệnh lý tim mạch ô nhiễm rất dễ kích thích gây nên nhồi m.áu cơ tim, phải can thiệp tim mạch, đau ngực, rối loạn nhịp.

Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch . Tổ chức Y tế thế giới ước tính ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 13. Mỗi năm có khoảng 80.0000 người t.ử v.ong do ô nhiễm môi trường gây ra. Trong những nước phát triển cao như tại Bắc Mỹ, ô nhiễm cũng đứng thứ 14 làm bùng phát bệnh lý tim mạch sau các nguyên nhân như hút thuốc, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, lạm dụng rượu, sử dụng m.a t.úy, tăng cholesterol m.áu, thói quen ăn uống như ăn nhiều muối, ít rau và hoa quả, chế độ ăn nhiều thịt…

Các nghiên cứu cho thấy thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim hoặc đột tử do nhồi m.áu cơ tim. Biến đổi thời tiết và ô nhiễm môi trường cùng xuất hiện sẽ nguy hiểm cho những người có nguy cơ cao. Thời tiết quá nóng đặc biệt nguy hiểm cho những người có bệnh tim mạch, người già và những người đang phải sử dụng thuốc tim mạch.

Bảo vệ bản thân trước nguy cơ ô nhiễm

Giảm nguy cơ bao gồm lựa chọn một cuộc sống khỏe mạnh (như ngừng hút t.huốc l.á, điều trị tăng huyết áp và mỡ m.áu). Tránh những vùng, những nơi có nhiều ô nhiễm. Các phần tử ô nhiễm thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể thấy được bằng mắt thường như dạng một hình ảnh mờ sương.

Tuy nhiên, ô nhiễm không phải lúc nào cũng dễ nhìn thấy, thậm chí ở mức độ nguy cơ cao. Về mặt nào đó, nguy cơ ô nhiễm cao sẽ ở những đường phố nhiều xe cộ đi lại, vào những giờ tan tầm, ở gần nhà máy hoặc gần những vụ cháy. Với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao nên tránh những vùng này.

Một số người đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp nhưng cách làm này không được chứng minh sẽ giúp bảo vệ được nguy cơ ô nhiễm. Các khẩu trang thông thường không thể ngăn cản được các mảnh PM 2,5 nhỏ. Tuy nhiên, ở chỗ đông người, nơi ô nhiễm cao hoặc đang gần đám cháy, viêc dùng khẩu trang luc nay la cân thiêt.

Ngươi bênh tim mach có thể tránh đên cac khu vưc bi ô nhiễm không khí thông qua các ban tin dự báo thời tiết trên truyền hình hoặc đài báo. Tránh tập thể dục ở những đường phố đông đúc và ở thời điểm mà mức độ ô nhiễm cao. Có thể đóng cửa sổ khi ô nhiễm cao và dùng điều hòa. Nên có kế hoạch tham gia các hoạt động ngoài trời khi ô nhiễm không khí thấp như: đạp xe, đi bộ, tập thể dục thể thao… Dừng những hoạt động ngoài trời nếu bạn thấy mức ô nhiễm không khí là cao.

TS.BS. Phạm Như Hùng

( Viện Tim mạch Quốc gia)

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *