Nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm đóng gói được thiết kế để người mua có những lựa chọn lành mạnh. Song, không phải người tiêu dùng nào cũng có thể đọc và hiểu những con số được ghi trên nhãn dinh dưỡng.
Trên vỏ của mỗi thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói, nhà sản xuất ghi nhãn dinh dưỡng để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe.
Trong mỗi nhãn dinh dưỡng đều có thông tin về hàm lượng protein, chất béo, muối và carbohydrate của sản phẩm. Song, thực tế, người tiêu dùng rất bối rối khi chọn lựa và đọc nhãn dinh dưỡng, bởi kích cỡ sản phẩm không đồng nhất dù thuộc cùng một nhãn hiệu.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Sally Poon Shi-po (Hồng Kông), đôi khi việc hiểu ý nghĩa của các con số là một công việc khó khăn. Bạn khó có thể xác định gói thực phẩm này có nhiều chất béo, đường hoặc muối hay không, liệu sản phẩm này có hơn 100g muối sẽ mang lại tác hại gì cho cơ thể, gói bánh quy rất to này cung cấp bao nhiêu năng lượng?
“Có một biện pháp đơn giản để hiểu nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm. Nếu bạn mua 1 gói bánh quy, nhà sản xuất ghi rằng mỗi chiếc bánh cung cấp 50 calo, trong khi gói bánh chỉ có 10 chiếc, thì khi bạn ăn hết cả gói, bạn đã nạp vào cơ thế 500 calo” – Sally Poon Shi-po nói.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà sản xuất chỉ ghi lượng chất dinh dưỡng có trong 100g sản phẩm. Khi đó, các thực phẩm ít béo là những gói đồ ăn chứa ít hơn 3g chất béo/100 g sản phẩm, thực phẩm ít muối là ít hơn 120g natri, thực phẩm ít đường sẽ chứa ít hơn 5g.
Hãy tập thói quen quan tâm tới nhãn dinh dưỡng để tiêu dùng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Trong trường hợp không thể tìm thấy các sản phẩm có chứa ít chất béo, muối và đường, chuyên gia Sally Poon Shi-po khuyên mọi người nên tập trung vào nhu cầu về chất dinh dưỡng cho cơ thể.
“Nếu cần giảm cân, người dân nên xem xét chỉ số về năng lượng; nếu có huyết áp cao, hãy chú ý nhiều hơn tới natri; nếu bị bệnh tim hoặc cholesterol cao, người dân nên tránh xa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa…” – cô chia sẻ.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Ifat Kafry Hindes cũng có cách đọc nhãn dinh dưỡng tương tự. Cô không mua thực phẩm nào có chứa nhiều hơn 8g đường/100g sản phẩm. Đồng thời, cô cũng luyện tập cho các con mình không ăn nhiều đường.
Sau đó, Hindes tìm kiếm các loại thực phẩm có lượng protein và carbohydrate và giàu chất dinh dưỡng. “Ví dụ, nếu gói thực phẩm đó có 21g protein và 29g carbohydrate là 29 gram, đây là một gói thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, nếu sản phẩm chỉ có 1g protein nhưng có tới 34g carbohydrate, đây là gói thực phẩm không lành mạnh, tôi sẽ không mua” – cô phân tích.
(Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng – SCMP)
Theo viettimes
Cách đọc hàm lượng chất béo, đường, muối trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm để có lựa chọn khỏe mạnh hơn
Nhiều người mua hàng hiện nay bị lạc trong “ma trận” những con số của các nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm mà không biết cách để chọn loại thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Dưới đây là chỉ dẫn của chuyên gia để bạn có thể có những lựa chọn dinh dưỡng khỏe mạnh hơn.
Nhãn dinh dưỡng thực phẩm được thiết kế giúp chúng ta chọn lựa thực phẩm thích hợp để hấp thụ dinh dưỡng một cách khỏe mạnh hơn. Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói sẵn đều có nhãn dán đề cập đến giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, bao gồm protein, chất béo, muối và hàm lượng tinh bột.
Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được ý nghĩa của những con số chỉ thị đó, ngoài các chuyên gia về dinh dưỡng. Làm sao chúng ta biết được chỉ số ở mức nào thể hiện rằng thức ăn đó có hàm lượng chất béo, đường hoặc muối cao hay thấp?
Các chỉ số dinh dưỡng cần biết
Nhãn dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ bao gồm các chỉ số về lượng protein, tổng chất béo (total fat), chất béo bão hòa (saturated fat), chất béo chuyển hóa (trans fat), tinh bột (carbonhydrate), đường (sugar) và hàm lượng muối (Sodium) trong một phần thực phẩm (chẳng hạn: một miếng bánh trong cả gói bánh) hoặc trong 100g thực phẩm.
Ngoài ra, nhãn cũng có thể có cả những chỉ số về lượng canxi, chất xơ hoặc những chất dinh dưỡng khác nếu có trong thực phẩm. Ở một số quốc gia, nhãn dinh dưỡng còn phải cung cấp cả lượng năng lượng (calories) có trong thực phẩm.
Mức nào là dinh dưỡng thấp và cao?
Ở mức thấp, thực phẩm ít béo, theo Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong, thông thường, sẽ có chỉ số tổng chất béo nhỏ hơn hoặc bằng 3g/100g thực phẩm; thực phẩm ít muối có chỉ số sodium nhỏ hơn hoặc bằng 120mg/100g thực phẩm; thực phẩm ít đường có chỉ số đường nhỏ hơn hoặc bằng 5g/100g thực phẩm.
Ở mức cao, theo Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Anh Quốc, thực phẩm giàu chất béo sẽ có chỉ số 17.5g/100g thực phẩm; thực phẩm giàu muối có chỉ số sodium là 1.500mg/100g thực phẩm và thực phẩm có hàm lượng đường cao sẽ ở ngưỡng 22.5g đường trên 100g thực phẩm.
Nhãn dinh dưỡng trên một hộp ngũ cốc trộn
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mọi người không thể luôn tìm thấy được những thực phẩm ít béo, ít muối, ít đường, bởi vậy điều tốt nhất mà chúng ta nên làm là tập trung vào những giá trị dinh dưỡng – điều có vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể.
Cách chọn mua thực phẩm phù hợp
Chuyên gia dinh dưỡng Sally Poon Shi-po, người sáng lập Trung tâm Dinh dưỡng cá nhân Hong Kong cho biết: “Nếu bạn chọn một sản phẩm để giảm cân, giá trị dinh dưỡng bạn cần quan tâm là lượng năng lượng (calories) của thực phẩm”.
Bữa ăn dinh dưỡng ngon tuyệt của Ifat Kafry Hindes bao gồm bơ, salas, atiso, oliu và dấm
Với những người bị cao huyết áp, hãy chú ý đến lượng muối (sodium) trong thực phẩm. Người bị đau tim hoặc lượng mỡ cao, bạn cần chú ý đến lượng mỡ bão hòa và chuyển hóa. Người bị tiểu đường thì lượng đường và tinh bột trong thực phẩm phải được kiểm soát.
Doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực sức khỏe ở Hong Kong Ifat Kafry Hindes chia sẻ: Cô luôn xem chỉ số đường của thực phẩm đầu tiên và không chọn mua những thực phẩm có lượng đường trên 8g. Lượng protein khoảng 21g, tinh bộ 29g là tuyệt vời nhất cho sức khỏe.
Nguồn (Source): South China Morning Post
Theo Helino