Ðối phó với ù tai khi đi máy bay

Có một số người gặp phải tình trạng tai ù đặc khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Điều này xảy ra khi áp suất không khí bên trong tai giữa mất cân bằng.

Nếu sau đó tai trở lại bình thường thì không sao nhưng nếu tình trạng ù tai vẫn tiếp diễn thì thật phiền. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này và cách ứng phó.

Nguyên nhân gây ù tai

Phần tai giữa và tai ngoài của chúng ta được ngăn cách bằng màng nhĩ. Nơi tai giữa có một ống gọi là Eustachian được thông với mũi và miệng. Khi chúng ta ngáp hay nuốt, ống này mở ra làm cho không khí từ mũi và miệng vào tai giữa. Chính vì thế, áp suất không khí của tai giữa và tai ngoài bằng nhau nên bạn không cảm thấy tai bị nghẹt. Tuy nhiên, khi máy bay cất hay hạ cánh có sự khác biệt giữa áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa khiến màng nhĩ bị phồng lên hay giật về sau khiến bạn bị ù hay đau tai. Khi ống Eustachian bị nghẹt, áp suất không khí của tai ngoài và tai giữa bị chênh lệch, nên bạn sẽ cảm thấy bị nghẹt tai. Màng nhĩ không rung động nên âm thanh nghe không rõ và bạn cảm thấy bị đau tai vì màng nhĩ giãn ra. Mặc dù hiện nay trong cabin máy bay đều trang bị hệ thống tăng áp để giảm thiểu tác động của thay đổi áp suất nhưng nhiều hành khách vẫn gặp phải chứng ù tai, đau tai, làm giảm thính lực tạm thời. Tình trạng này thường sẽ biến mất khi bay vào trạng thái độ cao ổn định hay sau khi máy bay hạ cánh hoàn tất.

Các yếu tố rủi ro

Bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến chức năng của ống Eustachian có thể khiến bạn dễ bị ù tai hơn khi đi máy bay. Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm xoang, dị ứng, n.hiễm t.rùng ở tai giữa và ngủ trong thời gian máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Nếu ai đó được di truyền một ống Eustachian nhỏ hơn bình thường cũng có thể làm tăng nguy cơ ù tai khi đi máy bay.

Khi máy bay hạ cánh hay cất cánh, có sự chênh lệch áp suất không khí gây ù tai.

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, tình trạng ù tai sẽ tự hết sau khi máy bay hạ cánh. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị ù tai kéo dài, chóng mặt, giảm thính lực, đau dữ dội, c.hảy m.áu từ tai hoặc cảm giác ù tai trong vài giờ sau khi ra khỏi máy bay.

Cách đối phó với ù tai

Động tác nuốt có thể giúp tai hết ù vì nó có thể kích thích các cơ chịu trách nhiệm mở ống Eustachian. Hành động nuốt xảy ra liên tục khi bạn đang nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng, vì vậy hãy cố gắng nhai thứ gì đó trong quá trình máy bay lên hoặc xuống.

Bạn cũng có thể thử làm thông tai bằng thao tác đơn giản này: Hít không khí qua miệng và sau đó cố gắng thổi khí nhẹ ra trong khi bóp lỗ mũi. Điều này sẽ làm tăng áp lực và buộc ống Eustachian mở. Một số người có thể cảm thấy chút nhói đau trong quá trình này, tuy nhiên, điều đó sẽ biến mất nhanh chóng. Lặp lại quá trình này một vài lần cho ống Eustachian mở hẳn.

Bạn cũng có thể sử dụng loại nút tai được thiết kế đặc biệt giúp bạn nhanh chóng cân bằng các thay đổi về áp suất trên cabin. Những nút tai này rất hữu ích cho những người bị cảm lạnh hoặc viêm xoang và có nhiều khả năng bị ù tai khi bay.

T.rẻ e.m rất dễ bị ù, đau tai khi đi máy bay vì kích thước ống Eustachian của chúng nhỏ. Người lớn nên cho các bé ăn gì đó hoặc ngậm núm vú giả trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh.

Có nên sử dụng thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi không?

Rất nhiều du khách có kinh nghiệm sử dụng thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi để tránh ù tai; tuy nhiên, những sản phẩm này nên sử dụng một cách thận trọng. Mặc dù không có nghi ngờ rằng việc uống thuốc thông mũi hoặc sử dụng thuốc xịt khoảng 1 giờ trước chuyến bay sẽ giúp tai tránh được ù dễ dàng hơn, nhưng việc lạm dụng và sử dụng kéo dài một số loại thuốc chống nghẹt mũi thực sự có thể dẫn đến nhờn thuốc và tăng sự tắc nghẽn hơn, vì vậy không nên sử dụng chúng thường xuyên. Nếu bạn sử dụng thuốc này, hãy sử dụng một giờ trước khi máy bay cất hoặc hạ cánh.

Những người bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, rối loạn nhịp tim hoặc hồi hộp quá mức nên tránh sử dụng thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi. Nếu bạn đang mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì.

Lời khuyên của bác sĩ

Đừng ngủ trong lúc cất cánh hoặc hạ cánh.

Nếu đã trải qua phẫu thuật tai, hãy xin tư vấn và làm theo lời khuyên của bác sĩ khi đi máy bay để tránh bị ù tai, đau tai.

Cân nhắc hoãn chuyến đi nếu bạn đang bị viêm xoang nặng, cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

Theo suckhoedoisong

Làm sao để thoát khỏi ù tai lúc máy bay cất và hạ cánh?

Nếu bạn là một người đam mê xê dịch nhưng lại sợ hãi vì bị ù tai khi đi máy bay thì tham khảo ngay những cách làm dưới đây để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu này lúc cất cánh và hạ cánh nhé!

Không phải khi nào chuyện đi du lịch bằng máy bay cũng là trải nghiệm thú vị với một số người. Nhất là khi bạn gặp phải những vấn đề oái oăm trên máy bay chẳng hạn. Một trong số đó phải kể đến cảm giác ù tai lúc cất cánh và hạ cánh.

Đừng quá lo lắng nếu bạn cũng gặp phải vấn đề trên mỗi khi đi máy bay nhé. Thực ra, ù tai không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng tạm thời khi máy bay thay đổi độ cao nhanh lúc cất cánh hoặc hạ cánh.

Ù tai xảy ra khi chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai khiến màng nhĩ bị kéo căng gây ra hiện tượng khó chịu hoặc đau nhức ở tai.

Nếu bạn là một người đam mê xê dịch nhưng lại sợ hãi vì bị ù tai khi đi máy bay thì tham khảo ngay những cách làm dưới đây để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu này lúc cất cánh và hạ cánh nhé:

1. Ngáp hoặc nuốt nước bọt liên tục giúp giảm đau tai.

2. Nhai kẹo cao su cũng giúp bạn nuốt nước bọt nhiều hơn.

3. Uống nhiều ngụm nước nhỏ. Cách này chỉ nên sử dụng khi nào máy bay bắt đầu cất cánh hay hạ cánh.

4. Dùng nút bịt tai (có thể thay bằng bông) khi đi máy bay có khả năng chống ồn, cách âm với môi trường bên ngoài cực tốt. Chính vì vậy khi xảy ra sự thay đổi áp suất đột ngột khiến tai bị co rút thì đồ nút tai sẽ làm nhiệm vụ cân bằng lại giúp cho tai bạn không bị ù.

5. Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi.

6. Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống vì lúc này bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần để tai được thông.

Trong trường những cách trên không đem lại hiệu quả, bạn có thể tiến hành các bước sau. Đầu tiên, bịt chặt hai lỗ mũi lại. Tiếp đó, hãy hít không khí vào đầy khoang miệng. Cuối cùng, dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi.

Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng. Những động tác này giúp bạn cân bằng hai bên màng nhĩ và không còn cảm giác ù tai tức thời đó.

Theo NHỊP SỐNG VIỆT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *