Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) là một trong những bệnh lý thường gặp trên bệnh nhân nằm viện với tỷ lệ t.ử v.ong cao và chi phí y tế lớn.
TTHKTM được xem như “kẻ s.át n.hân thầm lặng” bởi 80% trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng rõ rệt, có thể xảy ra với bất kì ai hay bất cứ độ t.uổi nào, thường xuất hiện nhiều nhất ở các bệnh nhân nằm viện, phẫu thuật, đa chấn thương, ung thư,…hạn chế vận động (liệt, ngồi, nằm nhiều…).
Năm 2019 đ.ánh dấu nhiều bước đột phá của ngành y tế Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức, tăng tỉ lệ đ.ánh giá nguy cơ và chủ động dự phòng TTHKTM. Trong đó, Sanofi là đối tác đồng hành với nhiều tổ chức, bệnh viện tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị để trao đổi chia sẽ kinh nghiệm trong việc điều trị và phòng ngừa TTHKTM.
Điển hình là chuỗi hội thảo khoa học và đào tạo kinh nghiệm dự phòng TTHKTM đã được Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam phối hợp với tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, thu hút hơn 500 bác sĩ, chuyên gia y tế khắp cả nước cùng tham gia.
Trung tuần tháng 10/2019, Sanofi tài trợ cho một số chuyên gia y tế hàng đầu trong các lĩnh vực nội và ngoại khoa tại Việt Nam tham dự hội nghị TTHKTM quy mô quốc tế với chủ đề: “Vùng an toàn trong TTHKTM – VTE SAFETY ZONE: Cải thiện quản lý huyết khối: Kinh nghiệm từ thế giới thực” được tổ chức tại Dubai.
Gần đây nhất, ứng dụng KNOW VTE – ứng dụng đầu tiên trên điện thoại di động do Hội Tim mạch học Việt Nam dưới sự tài trợ của công ty Sanofi thực hiện cũng vừa được ra mắt giúp đơn giản hóa và tạo sự thuận tiện cho cán bộ y tế trong việc đ.ánh giá & dự phòng TTHKTM.
QUỲNH CHI
Theo VTC
Truyền 12 đơn vị m.áu cứu bệnh nhi qua cơn nguy kịch
Các bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi N.Q.V. (12 t.uổi, ngụ TP.Biên Hòa).
Hiện bệnh nhân N.Q.V. đang dần ổn định sức khỏe, tiếp tục được các bác sĩ, điều dưỡng theo dõi, chăm sóc
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, trong lúc đi xe máy, V. gặp tai nạn giao thông, có khả năng thành bụng đ.ập mạnh vào bức tường nên gây c.hảy m.áu trong ổ bụng, người mệt mỏi. Bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, sốc mất m.áu.
Ngay lập tức, bệnh viện đã bật hệ thống báo động đỏ, huy động các bác sĩ tiến hành hồi sức, cấp cứu, truyền dịch, truyền m.áu cho bệnh nhân. Tiếp đó, bệnh nhân được chụp CT để phát hiện tổn thương và được chỉ định phải mổ cấp cứu mới giữ được tính mạng.
Quá trình phẫu thuật khi mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân ngập m.áu (khoảng 3 lít m.áu). Tiến hành thám sát toàn ổ bụng, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đứt động mạch mạc treo đại tràng trên, m.áu vẫn đang tiếp tục chảy trong ổ bụng. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành khâu cột, rửa sạch ổ bụng và dẫn lưu. Trong quá trình cấp cứu, phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 12 đơn vị m.áu.
Đến ngày 22-10, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, không còn nhờ đến máy thở và ngưng sử dụng các loại thuốc chống sốc.
Tin, ảnh: Hạnh Dung
Theo baodongnai