Những người sống sót sau đột quỵ, bất kể loại đột quỵ não nào bao gồm cả c.hảy m.áu dưới nhện, đều thuộc nhóm ưu tiên, nên được chủng ngừa càng sớm càng tốt.
Một bệnh nhân có bệnh lý nền như đột quỵ não, tăng huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý mạn tính khác đều có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng do Covid-19. Người bị đột quỵ vẫn nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt.
Theo các nghiên cứu gần đây, đối với bệnh nhân có các bệnh lý đột quỵ và bệnh lý tim mạch, nguy cơ phát triển các biến chứng do nCoV cao hơn. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo hồi tháng 1, tất cả những người sống sót sau cơn đau tim và đột quỵ nên tiêm vaccine để giữ cho bản thân, gia đình, cộng đồng khỏe mạnh và an toàn.
Trong 16 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm chủng phòng Covid-19 của Bộ Y tế, đột quỵ được xếp vào nhóm thứ 9. Như vậy, những người sống sót sau đột quỵ – bất kể loại đột quỵ não nào bao gồm cả c.hảy m.áu dưới nhện đều thuộc nhóm 9 trong danh sách ưu tiên, và họ nên được chủng ngừa càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, cần cân nhắc tiêm đối với nhóm bệnh nhân đột quỵ mất tri giác, mất khả năng hồi phục, thang điểm đ.ánh giá hồi phục chức năng thần kinh mRS (điểm Rankin sửa đổi) từ 4 điểm trở lên.
Theo khuyến cáo Hiệp hội Huyết học Anh, đối với bệnh nhân đột quỵ não đang điều trị thuốc chống đông warfarin, có thể tiêm bắp khi kiểm soát được INR dưới 3.0. Các thuốc chống đông đường uống thế hệ mới (rivaroxaban, dabigatran, apixaban) và thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, brilinta…), bệnh nhân có thể dừng một liều thuốc cho đến khi được tiêm bắp xong.
Sau tiêm, người dân có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Trên thực tế, hơn 70% số người được tiêm cho biết có ít nhất một phản ứng toàn thân. Các phản ứng phổ biến nhất là mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ (đặc biệt là ở vùng xung quanh vết tiêm), đau nhức cơ thể và sốt. Những tác dụng phụ này nói chung là tạm thời và là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động. Hầu hết các triệu chứng này có thể được giảm bớt bằng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau chống viêm thông thường.
Các nghiên cứu cũng cho thấy khi so sánh nhóm tiêm phòng Covid-19 có bệnh lý nền như đột quỵ não và nhóm cư dân khỏe mạnh, các tác dụng phụ, biến cố sau tiêm cũng như khả năng tăng nặng các triệu chứng là hiếm gặp và không có sự khác biệt. Sau tiêm phòng, quá trình hồi phục chức năng của bệnh nhân đột quỵ không bị ảnh hưởng, người bệnh vẫn tuân thủ chế độ luyện tập và phác đồ điều trị đã đề ra trước đó.
Bác sĩ Nguyễn Hải Linh
Khoa Đột quỵ não, Viện Thần kinh, Bệnh viện TWQĐ 108
Ăn quá nhiều trứng có thể gây hại sức khỏe
Trứng là món ăn quen thuộc, giàu dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn quá nhiều trứng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, loét dạ dày và một số nguy cơ về bệnh lý khác.
Ảnh minh họa
Một quả trứng gà, vịt có thể cung cấp đến 200mg cholesterol nên ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng tăng cholesterol trong m.áu, xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim.
Đặc biệt là ở độ t.uổi trung niên nếu cholesterol tồn đọng sẽ gây tắc nghẽn mạch m.áu, làm tăng áp suất dòng chảy mạch m.áu, dễ gây cao huyết áp.
Các chất protit, lipit, gluxit, vitamin và các khoáng chất ở trong trứng kích thích tăng men gan, hormone, tích tụ trong gan gây xơ gan. Ăn quá nhiều trứng lượng protein dồi dào, hấp thu vượt mức làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể dẫn tới tăng cân không kiểm soát, gây béo phì.
Do vậy, cần ăn trứng với hàm lượng hợp lý. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng vì dễ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Tùy theo độ t.uổi mà nhu cầu sẽ khác nhau.
Các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Trẻ từ 6-7 tháng t.uổi, một tuần chỉ nên cho ăn trứng 3 lần, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà; từ 8-9 tháng t.uổi chỉ nên cho ăn 3 lần/tuần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà; trẻ từ 10-12 tháng t.uổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/tuần. Đối với người lớn chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần và không nên ăn vào buổi tối.