Đột quỵ não đang trẻ hoá, phòng chống cách nào hiệu quả?

Tại Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thời gian qua số lượng bệnh nhân trẻ đến cấp cứu, điều trị tăng cao.

Theo các bác sĩ, lối sống thiếu khoa học đang là một trong nhiều nguyên nhân chính khiến căn bệnh đột quỵ tấn công những người trẻ.


BS CKII.Lê Quang Toàn thăm khám cho bệnh nhân bị đột quỵ.

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Bệnh nhân nam (31 t.uổi, trú tại phường Hà Huy Tập, TP. Vinh, Nghệ An), sáng sớm khi đi đến cơ quan thì đột ngột bị gục ngã tại nhà gửi xe. Bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa Nghệ An trong tình trạng ý thức ngủ gà, liệt nửa người trái hoàn toàn.

Tại Bệnh viện, bệnh nhân được khám, hội chẩn và chẩn đoán bị nhồi m.áu não cấp giờ thứ 1 do tắc động mạch cảnh trong – não giữa bên phải, lóc tách động mạch trong phải đoạn gốc (bắt đầu từ đoạn gốc động mạch cảnh trong).

BSCKII.Lê Quang Toàn thăm khám cho bệnh nhân bị đột quỵ.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học và đặt Stent động mạch cảnh gốc. Thời gian can thiệp khoảng 30 phút cho kết quả tái thông hoàn toàn TICI3. Ngay sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh và cử động khá tốt nửa người trái. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo bình thường, liệt được hồi phục hoàn toàn và được ra viện về nhà, tiếp tục công việc hàng ngày.

Đó là một trong số nhiều trường hợp bị đột quỵ đang được Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, tiếp nhận điều trị thời gian qua. Theo Bác sĩ CKII Lê Quang Toàn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, đến nay đột quỵ não vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ số lượng các bệnh nhân đột quỵ não ngày một tăng, tỷ lệ t.ử v.ong cao. Trên thế giới, t.ử v.ong do đột quỵ não đứng hàng thứ hai sau bệnh lý tim mạch.

Những người thoát khỏi t.ử v.ong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội… do chi phí điều trị quá lớn. Việc đầu tư thời gian, t.iền của cũng như đòi hỏi về kỹ thuật y học cao, khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên…

Các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thực hiện can thiệp mạch cho bệnh nhân.

Ngày 2/1, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, số bệnh nhân đột quỵ có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Trong năm 2023, có 4.875 bệnh nhân đột quỵ vào trung tâm cấp cứu, điều trị. Điều đáng lo ngại là chỉ trong vòng 10 ngày trở lại đây, có 170 bệnh nhân đột quỵ nhập viện điều trị, trong đó người dưới 45 t.uổi chiếm 7.8 % bao gồm xuất huyết não và nhồi m.áu não.

“Thời gian qua, số lượng bệnh nhân đột quỵ có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là nhóm bệnh nhân trẻ đột quỵ ngày càng nhiều (trước đây độ t.uổi đột quỵ thường trên 65 t.uổi), họ không chỉ mất đi tương lai mà còn để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nhiều người trẻ hiện vẫn chưa quan tâm phòng bệnh đúng mức, do lối sống thiếu khoa học, sống buông thả, lạm dụng rượu bia, t.huốc l.á… và chưa nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ để đi khám và điều trị kịp thời” – BS CKII Lê Quang Toàn cho biết.

Cần xử trí sớm và đúng cách

Cũng theo BS CKII Lê Quang Toàn, đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm đến các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. “Người bệnh thường chưa phát hiện các bệnh lý nền trước đó, đột ngột xuất hiện các triệu chứng như: méo miệng, yếu tay và chân một bên, nói khó, khó phát âm, khó diễn đạt lời nói, rối loạn ý thức hoặc giảm ý thức, đột ngột đau đầu dữ dội, rối loạn thăng bằng, đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị trường một vùng… Khi phát hiện các triệu chứng trên hãy đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất có khả năng điều trị đặc hiệu trong những giờ sớm nhất mà không để chờ đợi ở nhà…” – BSCKII.Lê Quang Toàn nói.

Lóc tách gốc động mạch cảnh trong gây huyết khối

Các dấu hiệu của đột quỵ não có thể nhận thấy như, đột ngột tê hay yếu mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể, đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói, đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên, đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác và đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân…

Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Khi phát hiện các dấu hiệu, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 – 4,5 giờ đầu), hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu m.áu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

BSCKII.Lê Quang Toàn- Giám đốc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Theo BS CKII. Lê Quang Toàn, bệnh đột quỵ đến từ 2 nhóm, gồm những nguy cơ có thể can thiệp được và nguy cơ không thể can thiệp được. Những nguy cơ không thể can thiệp được là t.uổi, gen, dân tộc, di truyền và phần còn lại có thể can thiệp được là bệnh tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, tăng lipid m.áu, hút t.huốc l.á… Các bệnh nhân có thể bằng cách thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động sang tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não…

Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề, kiểm soát huyết áp; không hút thuốc, kiểm soát đường m.áu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu… là những giải pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Đề phòng đột quỵ não và các bệnh tim mạch khi trời trở lạnh

Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh sâu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch cả ở người trẻ và người cao t.uổi.

Bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ não.

Người mắc bệnh tim mạch cần thận trọng

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân (34 t.uổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng yếu nửa người trái, nói khó… Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu người bệnh, tiến hành làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết xác định người bệnh bị đột quỵ não.

Khai thác t.iền sử bệnh án, người bệnh có biểu hiện yếu nửa người, nói khó khi đang chơi thể thao (bóng bàn) tại cơ quan sau giờ làm việc… Ban đầu, mọi người đều cho rằng thanh niên này bị trúng gió nhưng khi thấy bệnh nhân ngày càng yếu dần nên mới khẩn trương đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch m.áu (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E). Người bệnh được chẩn đoán là tắc mạch m.áu não cấp đến trong “thời gian vàng” sau 25 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Người bệnh được chụp CT và được chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối tái thông mạch m.áu não.

Một bệnh nhân khác (89 t.uổi, ở Nam Trực, Nam Định) cũng phải đến cấp cứu tại Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch m.áu ngay trong đêm. Qua khai thác t.iền sử bệnh án của người bệnh, trưa 18-12, người bệnh có biểu hiện sốt, ho, khó thở gia đình đã đưa người bệnh đi khám ở Bệnh viện tuyến huyện với chẩn đoán bệnh lý mạch vành và được chuyển lên Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội với chẩn đoán theo dõi cơn đau thắt ngực kèm viêm phế quản… Tuy nhiên, cơn đau vùng ngực sau xương ức, khó thở ngày càng tăng lên.

Ngay trong đêm 18-12, người bệnh được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện E. Ngay lập tức các bác sĩ trực cấp cứu đã chẩn đoán sơ bộ người bệnh có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim nên đã tiến hành hội chẩn khẩn với các bác sĩ Trung tâm tim mạch để đưa ra phương án điều trị kịp thời cho người bệnh.

Các bác sĩ tiến hành siêu âm tim, điện tim, xét nghiệm cần thiết cho người bệnh. Kết quả men tim của người bệnh tăng gấp 30 lần so với ngưỡng thông thường là 14 ng/L. Bác sĩ giải thích, người bệnh đang ở tình trạng nguy hiểm do tổn thương cơ tim gây nên. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện E cấp cứu, người bệnh đã đáp ứng tốt thuốc điều trị tim mạch nên đã dần phục hồi. Theo các bác sĩ, đối với người bệnh lớn t.uổi (trên 80 t.uổi) khả năng phục hồi như vậy là tín hiệu tốt. Bởi người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, vận động đi lại được mà không nhờ người khác hỗ trợ là kết quả tốt cho người bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Bệnh nhân đột quỵ não và tim mạch phải đưa sớm đến cơ sở y tế

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E cho biết, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua, khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch. Nhờ áp dụng tiêu chí chất lượng điều trị đột quỵ thế giới, Bệnh viện E là một trong số ít cơ sở y tế ở Hà Nội đã tối ưu hóa thời gian từ khi cấp cứu vào viện đến khi được can thiệp thành công chỉ từ 25-30 phút.

Việc tiếp cận xử trí và điều trị người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện E đã phát triển rất mạnh, tiếp cận nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trên thế giới. Bệnh viện đã triển khai thường quy nhiều kỹ thuật cao về can thiệp cho đột quỵ như: Kỹ thuật tiêu huyết khối, lấy huyết khối cơ học, mở nửa sọ giảm áp cho người bệnh đột quỵ thiếu m.áu não, các phẫu thuật mở sọ lấy m.áu tụ, kẹp clipping cho túi phình động mạch vỡ trong c.hảy m.áu dưới nhện, các kỹ thuật hồi sức sọ não chuyên sâu như dẫn lưu não thất, theo dõi áp lực nội sọ, đo oxy não…

Cùng với Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch m.áu cấp cứu; Đơn vị siêu âm thực quản, siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức, Trung tâm tim mạch, thì khi dự án vận chuyển người bệnh cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện E đi vào hoạt động là bước phát triển quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ não, phù hợp thực tiễn nhu cầu cũng như quy định của Bộ Y tế.

Hiện miền Bắc đang bước vào những ngày lạnh sâu, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên khuyến cáo, để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ m.áu, đái tháo đường, t.huốc l.á, bia rượu, chất kích thích…

Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3 giờ đến 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao. Với những người có t.iền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường… nếu có những dấu hiệu như đột ngột nói khó, liệt 1/2 người, nhìn mờ 1 bên mắt, liệt nửa mặt… thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.

Việc càng trì hoãn điều trị sớm, trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ m.áu các tế bào não sẽ bắt đầu c.hết, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não c.hết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là t.ử v.ong. Do đó, bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *