Các chuyên gia cho biết, chăm sóc liên tục là điều cần thiết để ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ đột quỵ tái phát lên đến gần 20% trong 5 năm đầu tiên và tăng cao đến gần 40% trong 5 năm tiếp theo kể từ lần đột quỵ thứ nhất
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ đột quỵ tái phát lên đến gần 20% trong 5 năm đầu tiên và tăng cao đến gần 40% trong 5 năm tiếp theo kể từ lần đột quỵ thứ nhất. Đột quỵ tái phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn cho sức khỏe và việc điều trị cũng khó khăn cũng như tốn kém chi phí hơn lần đầu rất nhiều.
Đó là nguyên nhân, người từng bị đột quỵ cần điều trị tích cực cũng như chú ý phương án phòng ngừa đột quỵ tái phát.
Tỉ lệ đột quỵ tái phát lên đến gần 20% trong 5 năm đầu tiên – Ảnh: thetimes
1. Nguy cơ đột quỵ tái phát
Nhà nghiên cứu Jodi Edwards – một nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ tại Trung tâm Khoa học Sức khỏe Sunnybrook ở Toronto cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu và thấy răng, ngay cả ở những người sống sót mà không có biến chứng nào sau đột quỵ, nguy cơ tái phát của họ vẫn không thể trở lại giống như người bình thường”.
Tiến sĩ Edwards cho biết, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị đột quỵ lần thứ hai cao gấp 7 lần một năm sau đó và nguy cơ này vẫn cao trong vòng 5 năm.
Bà Edwards nói: “Điều mà người sống sót sau cơn đột quỵ đầu tiên có thể làm để giảm nguy cơ tái phát chính là tích cực quản lý các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như cao huyết áp. Ngoài ra, bạn cần xác nhận xem bản thân có mắc các bệnh như rung nhĩ ( nhịp tim không đều) hay không; và cần quản lý thêm các thói quen khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe”.
3 tháng đầu tiên sau khi cơn thiếu m.áu cục bộ thoáng qua (TIA), là thời gian nguy cơ nhất cho một cơn đột quỵ tái phát.
Tiến sĩ Michael Hill, giáo sư thần kinh học tại Đại học Calgary cho biết: “Chúng ta cần chú ý chăm sóc cho từng bệnh nhân sau đột quỵ xảy ra”.
Ông cũng cho biết, việc sử dụng các loại thuốc làm tan các cục m.áu đông kèm với một số liệu pháp khác có thể giúp nhiều người sống khỏe sau đột quỵ hơn. Việc điều trị thường tập trung vào 3 tháng đầu tiên sau đột quỵ, nhưng những bệnh nhân này cần được theo dõi lâu dài.
3 tháng đầu tiên sau khi cơn thiếu m.áu cục bộ thoáng qua (TIA), là thời gian nguy cơ nhất cho một cơn đột quỵ tái phát – Ảnh: flintrehab
Đối với nghiên cứu, tiến sĩ Edwards và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu của hơn 26.300 người sống sót sau đột quỵ, những người không có biến chứng trong 90 ngày đầu tiên sau khi xuất viện. Các biến chứng thường gặp bao gồm sưng não, khó nuốt, viêm phổi và n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh bệnh nhân được điều trị tại các trung tâm đột quỵ khu vực ở Ontario từ năm 2003 đến năm 2013 với gần 264.000 người khỏe mạnh phù hợp với độ t.uổi, giới tính và khu vực. Kết quả khảo sát cho thấy rằng những bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ tái phát hoặc đau tim cao hơn đáng kể trong thời gian dài.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, trong 5 năm sau cơn đột quỵ đầu tiên, khoảng 10% bệnh nhân t.ử v.ong, bị đột quỵ tái phát hoặc đau tim. Trong 3 năm sau đó, con số đó tăng lên thêm và 5 năm sau lại tăng lên gần 36%.
Tiến sĩ Anand Patel, một nhà thần kinh học mạch m.áu cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ mạch m.áu nhằm phòng ngừa đột quỵ tái phát ở những người sống sót sau đột quỵ hoặc TIA ổn định về mặt lâm sàng”.
2. Nguyên nhân gây đột quỵ tái phát
Các chuyên gia y tế cho hay, bản thân người bị đột quỵ lần đầu đã mang nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ tái phát vài tháng hoặc vài năm sau đó. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ chính là chìa khóa vàng để ngăn chặn đột quỵ tái phát. Ngoài ra, việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên một cơn đột quỵ kế tiếp cũng là điều vô cùng cần thiết.
Sau đột quỵ lần đầu, người bệnh vẫn có thể mắc các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát nhưng không được điều trị và quản lý tối ưu, bao gồm:
– Huyết áp cao
– Chỉ số mỡ trong m.áu cao
– Tiểu đường
– Mắc các bệnh về tim mạch
– Dùng thuốc có ảnh hưởng tới thành mạch m.áu.
Các bệnh lý kể trên về lâu dài có thể gây xơ vữa động mạch; là nguyên nhân gây nên các cục m.áu đông và làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát lần 2.
3. Di chứng của đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát thường gây ra khá nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh – Ảnh: cosmosmagazine
Đột quỵ tái phát thường gây ra khá nhiều di chứng nghiêm trọng cho người bệnh, bao gồm:
– Bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn nhận thức nặng hơn
– Nguy cơ t.ử v.ong cao hơn so với đột quỵ lần đầu tiên
– Người bệnh có thể bị rối loạn vận động cũng như cảm giác, chẳng hạn như tỷ lệ liệt tay chân nhiều hơn; không thể vận động và đi lại; không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện; thậm chí không thể nuốt được.
– Việc điều trị sẽ khó khăn hơn, chi phí điều trị cũng cao hơn nhiều.
4. Cách phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ là một tình trạng vô cùng nguy hiểm cần được xem xét một cách nghiêm túc, đây là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 2 trên thế giới và thứ 5 ở Hoa Kỳ.
Ngay cả sau khi sống sót sau một cơn đột quỵ, bạn vẫn chưa thể yên tâm vì cơn đột quỵ tái phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trên thực tế, trong số 795.000 người Mỹ sẽ bị đột quỵ đầu tiên trong năm nay, 23% sẽ bị đột quỵ lần thứ hai.
Dưới đây là ba cách để phòng ngừa đột quỵ tái phát mà người đã bị đột quỵ nên nghiêm túc thực hiện:
4.1. Bỏ t.huốc l.á
Danh sách các bệnh gây ra hoặc trở nặng hơn do hút thuốc là một danh sách dài. Việc bỏ t.huốc l.á giúp giảm bớt căng thẳng nguy hiểm trên các mạch m.áu trong não cũng như tim và các nơi khác trên cơ thể. Bỏ t.huốc l.á cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi.
4.2. Tuyệt đối tuân thủ việc sử dụng thuốc
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc để giúp kiểm soát cholesterol, huyết áp hoặc bệnh tiểu đường, hãy tuyệt đối tuân thủ liều lượng và không bỏ liều.
Không dùng thuốc quản lý các nguy cơ là một yếu tố nguy hiểm đối với đột quỵ tái phát – Ảnh: zana
Không dùng thuốc quản lý các nguy cơ là một yếu tố nguy hiểm đối với đột quỵ tái phát. Theo một nghiên cứu ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, những người dùng 75% hoặc ít hơn thuốc theo quy định có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 4 lần so với những bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn.
Ngay cả khi bạn đang hồi phục sau cơn đột quỵ và cảm thấy sức khỏe tốt hơn, điều cần thiết là phải kiểm soát huyết áp cao, cholesterol trong m.áu cao và bệnh tiểu đường bằng cách uống thuốc được kê đơn mọi lúc và không ngừng thuốc cho đến khi bác sĩ kê thuốc mới.
Thuốc kê đơn không thể chữa dứt điểm những vấn đề mãn tính kể trên nhưng chúng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, đột quỵ tái phát và đau tim.
4.3. Tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải
Nghiên cứu được công bố gần đây của chuyên gia đột quỵ Walter Kernan từ Trường Y Đại học Yale, cho thấy rằng bệnh nhân đột quỵ có thể ngăn ngừa được sự tái phát của tình trạng này bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Mặc dù rất khó để thu thập dữ liệu về thói quen ăn kiêng lâu dài của mọi người, nhưng các nhà nghiên cứu đã tổng hợp kết quả từ một số nghiên cứu và phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến khả năng giảm 21% nguy cơ đột quỵ.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống Địa Trung Hải, bao gồm việc ăn nhiều trái cây và rau quả ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thực phẩm chế biến; sử dụng nguồn chất béo không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu ô liu; giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
5. Cách xử lý khi gặp cơn đột quỵ tái phát
Cũng giống như đột quỵ lần đầu, việc xử trí khi gặp cơn đột quỵ thứ phát cũng vô cùng quan trọng và mang tính cấp thiết. Nếu bạn đã từng bị đột quỵ và nhận thấy các dấu hiệu của một cơn đột quỵ thứ 2, hãy nhanh chóng yêu cầu sự trợ giúp từ người thân để được thăm khám kịp thời.
Trường hợp bạn phát hiện người thân bị cơn đột quỵ tái phát, hãy thực hiện các bước dưới đây nhanh chóng:
– Đặt người bị đột quỵ nằm trên mặt phẳng, không nên đặt lên nệm vì độ lún của nệm có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng của người bệnh. Tốt nhất, nên đặt người bệnh nằm ở nơi thông thoáng, tránh xê dịch người bệnh.
– Để người bệnh nằm nghiêng nhẹ về một bên. Nếu thấy tình trạng khó thở hoặc nôn ói, nên móc đờm nhớt trong miệng người bệnh ra.
– Quan sát tình trạng, thăm hỏi để biết được mức độ nhận biết của người bệnh.
– Không cho người bệnh uống thuốc hay bất cứ loại thuốc gì. Nếu được, hãy đo huyết áp và nhịp tim của người bệnh.
– Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc có phương án an toàn di chuyển người bệnh đến cơ quan y tế. Tốt nhất, nên thực hiện di chuyển khi có sự hướng dẫn của người có chuyên môn y tế.
Sự thật tắm đêm gây đột quỵ
Không ít người trẻ đột ngột qua đời sau khi tắm đêm khiến nhiều người tin rằng tắm muộn là nguyên nhân gây đột quỵ.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 230.000 ca đột quỵ, trong đó 90% để lại di chứng, 50% ca bệnh t.ử v.ong.
Đáng lưu ý, những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng, tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Trung ương Quân đội 108, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ dưới 40 t.uổi chiếm 10-17%.
Với người trẻ, nhiều người cho rằng tắm đêm chính là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Vậy đâu là sự thật?
TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định tắm gội đêm là nguy cơ gây đột quỵ.
Tắm đêm không phải nguyên nhân gây đột quỵ
Các tài liệu y khoa trên thế giới cho thấy, đột quỵ thay đổi theo mùa, tỉ lệ mắc đột quỵ cao hơn hẳn vào mùa đông. Bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông cũng có tiên lượng xấu hơn và tỉ lệ t.ử v.ong cao hơn hẳn.
Trong nghiên cứu mang tính bước ngoặt, nếu nhiệt độ giảm 5 độ C sẽ khiến tỉ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng thêm 7%.
Đặc biệt, các thống kê chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày từ 8-12h. Ban đêm cũng xảy ra nhưng không thường xuyên.
Riêng những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
TS Chính nhấn mạnh, hiện tượng hay gặp nhất sau tắm gội đêm là chóng mặt, choáng váng, nguyên nhân do giãn mạch vì tắm nước nóng.
TS Chính giải thích, khi thời tiết lạnh, mạch m.áu luôn co lại. Khi tắm, nhất là tắm vào ban đêm bằng nước ấm, mạch m.áu khi đó sẽ giãn ra khiến m.áu ở trung tâm dồn ra ngoại vi đột ngột gây hiện tượng “ăn cắp máu”. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng m.áu đến tim, đến não, gây hiện tượng choáng váng, ngất xỉu sau tắm. Hiện tượng này khác với đột quỵ.
Đó cũng là lý do khi tắm thuốc bắc, ngâm mình trong bồn nước nóng thuốc bắc, nhiều người cảm thấy lâng lâng, choáng váng tưởng bị say thuốc.
Trường hợp ngâm mình trong nước lạnh đột ngột cũng có thể kích hoạt dẫn tới nhồi m.áu cơ tim hoặc mất trí nhớ thoáng qua.
Vào năm 2017, chuyên gia phẫu thuật thần kinh Joji Inamasu cùng các cộng sự tại Đại học Y Fujita, Nhật Bản từng công bố nghiên cứu trên 1.939 bệnh nhân đột quỵ, cho thấy tắm không liên quan đến đột quỵ.
Trong 1.939 bệnh nhân, có 1224 bệnh nhân nhồi m.áu não, 505 xuất huyết trong não và 210 trường hợp xuất huyết dưới nhện. Trong số này có 78 trường hợp bị đột quỵ khi tắm, trong đó nhồi m.áu não 32 trường hợp (chiếm 2,6%), xuất huyết não 28 ca (chiếm 5,5%) và xuất huyết dưới nhận 18 ca (chiếm 8,6%).
Nghiên cứu cho biết, dù đột quỵ ở thể nào, chỉ có một số ít bệnh nhân được phát hiện gục trong bồn tắm.
Nhóm nghiên cứu kết luận, tỉ lệ bị xuất huyết não cao hơn khi tắm chủ yếu nằm trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Thậm chí một nghiên cứu tại Nhật Bản đăng tải trên tạp chí Heart vào tháng 5/2020, theo dõi hơn 30.000 người trong độ t.uổi từ 40 – 59 trong suốt 19 năm (1990 – 2009) cho thấy, tắm bồn thường xuyên bằng nước ấm còn giúp giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ.
Nếu sử dụng nước nóng hơn, sẽ làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim, nguy cơ đột quỵ không giảm thêm.
Tuy nhiên với nhóm người cao t.uổi, các nhà khoa học khuyến cáo không nên tắm bồn nước nóng vì có thể gặp cơn đau tim do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.