Trong lúc đi lấy mật ong, ông T. bị ong đốt, treo lơ lửng trên vách núi đá nhiều giờ, rồi t.ử v.ong.
Khu vực nạn nhân t.ử v.ong (Ảnh: CTV).
Chiều ngày 3/5, trao đổi với PV Dân trí , ông Lê Tiến Quân – Phó chủ tịch huyện Phù Yên ( Sơn La) cho biết, hiện Công an huyện Phù Yên, phối hợp với các lực lượng chức năng, đang tích cực điều tra nguyên nhân khiến một người đàn ông t.ử v.ong trong quá trình đi lấy mật ong trên vách đá.
Cụ thể, vào khoảng 17h50, ngày 2/5, ông N.V.T. (SN 1989 ở bản Thải, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), cùng 3 người khác đi lấy mật ong trên vách núi đá tại bản Nà Lò 2, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Do vị trí tổ ong ở trên lưng chừng vách núi, nên nạn nhân đã dùng dây thừng cột một đầu cố định trên đỉnh núi sau đó buộc dây vào người và tiếp cận tổ ong từ trên đỉnh núi, trong quá trình lấy mật ong nạn nhân có trang bị đồ bảo hộ gồm quần áo và mũ chụp kín mặt.
Nạn nhân đu dây xuống vách đá để lấy mật ong, không may xảy ra sự việc đau lòng (Ảnh: CTV).
Theo những người đi cùng kể lại, trong khi đang lấy mật ong nạn nhân khát nước nên bảo những người đi cùng đưa chai nước qua dây xuống để uống, khi mở mũ chụp bảo vệ để uống nước đàn ong đã lao vào tấn công, loại ong đốt nạn nhân được xác định là ong Khoái, thấy nạn nhân bị ong tấn công 3 người đi cùng hoảng loạn chạy đi tìm người giúp đỡ.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Tổ công tác gồm 1 xe chữa cháy cùng 8 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường tổ chức công tác cứu người bị nạn. Tại hiện trường, nạn nhân đang bị mắc dây, treo lơ lửng trên vách núi, bất tỉnh.
Đến 21h30 cùng ngày, nạn nhân đã được đưa xuống đất, tình trạng nạn nhân bất tỉnh, không thở, vùng mặt bị thâm tím, phồng rộp do bị ong đốt, m.áu c.hảy ở vùng mũi và miệng, tổ cứu nạn đã bàn giao nạn nhân cho cơ quan chức năng và gia đình, hiện tại gia đình thông báo nạn nhân đã t.ử v.ong.
“Nạn nhân là người có kinh nghiệm, từng đi lấy mật ong tự nhiên ở nhiều nơi, có thể do lúc bị ong đốt, ông T. không được cấp cứu kịp thời nên dẫn đến sốc phản vệ và t.ử v.ong”, ông Quân nói.
Tư vấn du lịch: Cách xử lý tai nạn khi đi du lịch
Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong chuyến đi. Vì thế, bạn nên trang bị cho mình một số kỹ năng để kịp thời ứng phó hoặc hỗ trợ người gặp tai nạn khi đi du lịch.
Cần có một số kỹ năng xử lý tình huống tai nạn khi đi du lịch.
Đuối nước
Du khách có thể bị đuối nước khi tắm ở biển, ao, hồ. Nguyên nhân là do chuột rút hoặc gặp sóng lớn, vùng nước xoáy. Khi cứu người bị đuối nước, bạn cần nhanh chóng kéo tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát thật mạnh để nạn nhân tỉnh lại. Sau đó, đưa nạn nhân vào bờ, tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi mạch đ.ập trở lại và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Say nắng
Những biểu hiện thường gặp khi say nắng là nhiệt độ cơ thể tăng tới 39 – 40oC, da và môi khô rộp, tụt huyết áp, tiểu ít; nặng hơn có thể bị ngất và lên cơn co giật. Lúc này, bạn nên đưa người bị say nắng vào nơi râm mát, nới rộng trang phục rồi dùng khăn ướt hoặc đá lạnh chườm lên trán, gáy, ngực, cánh tay… Sau đó, hãy cho họ uống nước muối loãng hoặc dung dịch Oresol để bù nước. Nếu họ vẫn hôn mê, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và tiếp tục chườm, bù dịch trong suốt đường đi.
Rắn cắn
Nếu bạn đi leo núi hoặc trekking (đi bộ) xuyên rừng, hãy cẩn thận với nguy cơ bị rắn cắn. Khi gặp phải tình huống này, hãy bình tĩnh xác định đó là rắn lành hay rắn độc bằng cách nhìn vết răng. Nếu là rắn thường sẽ để lại vết hai hàm răng, còn rắn độc sẽ chỉ có hai vết răng nanh cách nhau 5mm.
Khi đã xác định bị rắn độc cắn, người bị nạn cần được ngồi yên, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Tiếp đó, dùng dao đã được tiệt trùng rạch một đường tại vết răng nanh rồi nặn ra ít m.áu. Cuối cùng, sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc nước muối rồi băng vết thương lại và đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý vết thương, tránh để nọc độc phát tác khắp cơ thể.
Ong đốt
Triệu chứng thường gặp sau khi bị ong đốt là phù mặt, khó thở, đau buốt, thậm chí liệt thần kinh, suy gan thận… Vì vậy, khi bị ong đốt, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương rồi chườm lạnh, sau đó đến cơ sở y tế để gắp vòi ong. Nếu bị nặng, bác sĩ có thể chỉ định lọc m.áu để cứu tính mạng hoặc tránh các di chứng cho nạn nhân.