Tuy mùa thu là mùa dễ bệnh, song, vẫn có rất nhiều cách để đề phòng và ngăn ngừa, bảo vệ sức khỏe khi đi du lịch mùa thu 2019.
Mùa thu đẹp và thích hợp cho những chuyến đi du lịch. Song, do thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm nên các bạn cần đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe.
Cách phòng ngừa những bệnh thường gặp khi du lịch mùa thu 2019
Khi đi du lịch vào mùa thu, bạn cần chú ý bảo vệ cơ thể đúng cách và cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết, để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Dưới đây là một số cách để phòng, ngừa bệnh đơn giản mà hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể
Thời tiết mùa thu tuy không quá lạnh nhưng cũng đã thấp hơn rất nhiều so với mùa hè, nên nếu vẫn mặc như mùa hè, bạn rất có thể bị lạnh.
Để phòng tránh, bạn nên lựa chọn quần áo dài hơn để mặc, đồng thời nên chuẩn bị sẵn áo khoác mỏng. Ngoài ra áo khoác và khẩu trang cũng là những món đồ không thể thiếu.
Khi đi du lịch, bạn nên chú ý mang theo nhiều quần áo hơn một chút, chú ý các loại áo dài tay, khoác mỏng để có thể thay quần áo theo đúng điều kiện thời tiết, tránh bị nóng quá hoặc lạnh quá.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đứng trước quạt, hay điều hòa để làm mát sau khi ra mồ hôi. Hạn chế ăn nhiều và ăn quá nhanh các đồ uống lạnh và các loại thực phẩm khác để phòng ngừa các bệnh đã nêu trên.
Bạn có thể bổ sung trái cây vào cơ thể bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép đều rất tốt.
Bổ sung trái cây vào cơ thể
Đây là một cách hiệu quả mà không quá tốn kém, đặc biệt lại rất tốt cho sức khỏe. May mắn hơn thế, mùa thu là mùa có nhiều loại hoa quả ngon mà không bị nóng như mùa hè. Cam, lê, hạt sen, nho cùng các loại rau tươi chính là các loại thực phẩm, trái cây nên bổ sung nhiều hơn.
Sinh hoạt đều đặn, điều độ, đúng giờ
Cũng giống như ngày thường khi ở nhà, bạn vẫn nên sinh hoạt điều độ và đúng giờ, nên chia làm nhiều bữa để đề phòng bệnh dạ dày có thể làm ảnh hưởng đến chuyến du lịch của mình. Bởi, đi du lịch là một trong những quãng thời gian mà giờ giấc ăn uống của bạn dễ bi thay đổi do các lịch trình.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
Bạn cần luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt dù ở trong hoàn cảnh nào để tránh tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây tổn hại đến cơ thể bằng các loại bệnh.
Trên đây là một số cách phòng tránh những bệnh thường gặp khi đi du lịch mùa thu mà bạn cần lưu ý. Tuy nhiên, đây cũng là những thói quen nên duy trì hàng ngày để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo thoidai
Một giải pháp giúp người dân bảo vệ mình trước bụi mịn
Trước tình trạng ô nhiễm, đặc biệt bụi mịn được ghi nhận, đeo khẩu trang được xem là cách cần thiết tối thiểu để người dân tự bảo vệ chính mình.
Hà Nội và TP.HCM được cảnh báo ô nhiễm không khí và bụi mịn. Chỉ số ô nhiễm tăng đột ngột, kéo dài liên tục và luôn ở mức báo động, được các trạm quan trắc ghi nhận khiến người dân e ngại. Nhiều người than phiền về tình trạng thường xuyên nghẹt mũi, khó thở, mắt cay khi phải thường xuyên ra ngoài đường.
Ô nhiễm không khí đang là lo lắng của nhiều người
Sát thủ thầm lặng
Trong không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, được gọi là bụi mịn, siêu mịn, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu. Những hạt bụi có kích thước nhỏ, đặc biệt PM 2.5 có thể đi thẳng vào mô, phế nang phổi, đường hô hấp trên, gây nên bệnh hô hấp. Về lâu dài, chúng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.
Đeo khẩu trang là cách cần thiết tối thiểu bảo vệ chính mình trước không khí ô nhiễm
Đặc biệt, theo TS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do các quá trình như mất cân bằng oxy hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA.
Sự ảnh hưởng trực tiếp của các hóa chất trong bụi đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây bệnh ung thư ở phổi.
Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cũng cảnh báo gần đây Bệnh viện Da liễu Trung ương đã ghi nhận số lượng bệnh nhân tới khám và được chẩn đoán các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da tiếp xúc dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa tăng lên rõ rệt do ô nhiễm không khí.
Theo chuyên gia này, các bụi mịn, siêu mịn khi tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) sẽ gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố.
TS Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Viện Khoa học vật lý Hà Nội, cảnh báo ô nhiễm không khí được xem là sát thủ thầm lặng. Nếu Việt Nam không chủ động nhanh chóng đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí ngay từ bây giờ thì t.ử v.ong và tổn thất kinh tế sẽ tăng nhanh trong hai thập niên tới.
Nên dùng khẩu trang tránh được bụi mịn
Trước tình trạng ô nhiễm không khí, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng Thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: “Chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng”.
Người dân khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu.
Đeo khẩu trang là cách phổ biến, được nhiều người lựa chọn
Theo chuyên gia này, khẩu trang y tế thông thường không thể cản được hạt bụi siêu mịn. Người dân phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn, có xuất xứ an toàn, uy tín và được Bộ Y tế khuyên dùng. Như vậy mới giúp người dân chống được bụi bẩn và khí độc hại.
Nên chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn
“Nên sử dụng khẩu trang ôm khít mặt. Khi mua khẩu trang, không tính theo cân nặng mà theo khuôn mặt bởi có người nhiều cân nhưng khuôn mặt lại nhỏ và ngược lại; không dùng khẩu trang quá bí vì sẽ gây khó chịu.
Bên cạnh đó, để giữ cho môi trường trong sạch, mỗi người một việc nhỏ sẽ chung tay bảo vệ môi trường: trồng thêm cây xanh, giảm đốt nhang, vàng mã, người dân ngoại thành ngưng đốt rơm rạ, các gia đình dùng bếp than tổ ong để đun nấu nên chuyển sang dùng các loại khác…
Theo phunuvietnam