Đưa con trai bị nôn ra m.áu đi bệnh viện, cả nhà rùng mình khi nhìn thấy thứ này được gắp ra khỏi cơ thể bé

Mọi người trong gia đình không hay biết gì cho đến khi bé có biểu hiện nôn ra m.áu và lập tức được đưa đến bệnh viện khám. Kết quả sau khi khám khiến cả nhà đều sốc.

Vừa qua, nhiều bang miền Bắc Malaysia đã chịu thiệt hại nặng nề từ những trận lũ quét. Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, 2 người t.hiệt m.ạng. Đối với những người sống sót qua trận lụt nghiêm trọng này, vẫn còn nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn mà họ phải đối mặt, như câu chuyện được chia sẻ dưới đây.

Đó là câu chuyện về một cậu bé không may gặp phải tai nạn mà chẳng ai có thể hình dung ra, dù trong những cơn mơ hoang đường nhất. Cậu bé trở thành nạn nhân của một trong những thứ thường gặp nhất vào mùa nước lũ: những con đỉa.

Khi đó, ở vùng quê Terengganu, trận lũ lụt đã qua nhưng để lại sau nó khung cảnh tan hoang, ảm đạm. Một cậu bé con chơi đùa trong nước lũ chưa rút hết và con đỉa đã chui qua h.ậu m.ôn, đi vào cơ thể bé. Người nhà không hề hay biết chuyện gì xảy ra cho tới khi cậu bé bắt đầu nôn ra m.áu.

Người nhà không hề hay biết chuyện gì xảy ra cho tới khi cậu bé bắt đầu nôn ra m.áu.

Ngay lập tức, cậu bé được đưa tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã gắp đỉa ra khỏi người bệnh nhi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cậu bé hiện vẫn đang trong trạng thái hôn mê và được điều trị tích cực.

Câu chuyện trên một lần nữa cho thấy, để ý sát sao tới con trẻ là điều mà mọi cha mẹ nên làm, đặc biệt, những gia đình sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Khi trẻ chơi đùa trong nước lũ, luôn có những nguy hiểm rình rập bên dưới lớp bùn sâu kia mà không phải ai cũng kiểm soát được.

Bác sĩ đã gắp đỉa ra khỏi người bệnh nhi một cách nhanh chóng.

Thêm 6 lý do bạn không nên để con chơi đùa trong nước lũ:

1. Nước lũ lẫn cả nước thải chưa qua xử lý

Nước thải chưa qua xử lý chứa đầy những vi sinh vật có khả năng gây bệnh như vi khuẩn E.Coli, virus viêm gan A, phẩy khuẩn tả… Những vết thương hở, vết xước trên da có thể bị n.hiễm t.rùng nghiêm trọng do tiếp xúc với nước bẩn. Lưu ý rằng, nước thải chưa qua xử lý lẫn trong nước lũ chưa rút hết có thể bao gồm:

– Nước tiểu và phân.

– Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ như băng vệ sinh, tampon.

– Giấy vệ sinh.

– Hoá mỹ phẩm tẩy rửa, giặt là.

– Sản phẩm vệ sinh cá nhân như dầu gội, xà bông…

– Bất cứ thứ gì được xả xuống từ bồn cầu hay từ ống thoát nước đều là chất thải chưa qua xử lý!

2. Sự xuất hiện của muỗi

Lũ lụt có thể tạo ra nhiều vũng nước nhỏ. Đây chính là môi trường sinh sôi tự nhiên, lý tưởng cho các loại muỗi, trong đó có thể có loại mang virus West Nile (gây bệnh sốt siêu vi trùng West Nile).

3. Chất thải độc hại

Nước lũ có thể chứa hàng trăm hoá chất khác nhau, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ. Bao gồm:

– Chất thải từ phương tiện như dầu, xăng, chất chống đông…

– Xác động vật c.hết, đang phân rã.

– Các loại rau bị thối, đang phân rã.

– Ở vùng thành thị: Chất thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể gồm nhiều độc tố.

Ở vùng nông thôn: Chất thải từ các nông trại, đồng cỏ có thể chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón và chất thải động vật.

4. Các vật nhọn, sắc, gây nguy hiểm

Nước lũ cuốn theo mọi thứ và thường bao bọc bằng lớp bùn dầy, nhão. Đó là lý do không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện các vật thể nguy hiểm ẩn sau lớp bùn đó. Để con trẻ chơi đùa trong nước lũ, bạn sẽ khiến con đối mặt với nguy cơ bị tổn thương không chỉ trên da. Các vật thể trên có thể là nguyên nhân gây bệnh uốn ván, nhiễm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn hay chấn thương nghiêm trọng.

Những vật thể trong lớp bùn đất sau mưa lũ có thể kể đến như: Các mảnh gương, kính vỡ; dây điện; mảnh vỡ kim loại; cành cây, cây; ống tiêm; xe đạp, ván trượt…

5. Đá tảng, các con mương nhỏ, ổ gà, ổ trâu trên đường

Đó là những thứ mà không chỉ t.rẻ e.m, người lớn cũng có thể dễ dàng vấp phải. Nhẹ thì trẻ bị đau cơ, bong gân. Nguy hiểm hơn, sau khi vấp chân và ngã xuống, trẻ có thể bị bất tỉnh rồi đuối nước.

6. Hố sụt

Hố sụt có thể đột ngột xuất hiện sau sự tàn phá dữ dội từ một trận lũ lụt. Chúng có thể làm vỡ đường ống nước, dây cáp, ống dẫn gas, khiến các cấu trúc hạ tầng quanh đó trở nên kém ổn định. Trẻ có thể tự đặt mình vào nguy hiểm nếu tò mò muốn xem xét những hố sụt này. Vì vậy, hãy: hướng dẫn trẻ báo ngay cho người lớn biết nếu phát hiện hố sụt; đề nghị trẻ tránh xa hố sụt.

Nguồn: WOF, Pur/Helino

Cây tầm xuân làm thuốc

Những bông hoa tầm xuân đẹp nhiều màu sắc hồng, đỏ, trắng, vàng… xinh tươi, hương thơm dịu dàng, rất thích hợp trồng hàng rào, tường nhà.

Không chỉ đem lại vẻ lãng mạn cho ngôi nhà, nhiều bộ phận của cây tầm xuân còn có giá trị phòng chữa bệnh. Loại hoa tầm xuân màu trắng là tốt hơn cả.

Hoa: thu hái vào mùa xuân và mùa hè, chữa các chứng:

Nôn ra m.áu, c.hảy m.áu cam: hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g, rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống.

Sốt rét: hoa tầm xuân sắc uống thay trà.

U tuyến giáp: hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g, hoa hồng 5g. Sắc uống.

Cảm nắng, cảm nóng. Biểu hiện tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể nôn ra m.áu, môi khô miệng khát, chán ăn mệt mỏi: hoa tầm xuân 3-9g sắc uống.

Hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g. Sắc uống.

Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm chút đường phèn, uống thay trà.

Lá: thu hái quanh năm, tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương, chữa các chứng:

Viêm loét chi dưới: lá tầm xuân, không kể liều lượng, nấu nước rửa vết thương.

Nhọt độc sưng nề nhiều: lá và cành non tầm xuân, rửa sạch giã nát với chút muối, đắp lên nơi tổn thương.

Trong các loại tầm hoa tầm xuân, tầm xuân trắng làm thuốc tốt hơn cả.

Rễ: vị đắng hơi sáp tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp trừ phong, hoạt huyết và giải độc, chữa các chứng:

Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp: rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.

Ra m.áu cam mạn tính: vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già, ăn.

Đau răng, viêm loét miệng: rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

Viêm khớp, liệt nửa người, k.inh n.guyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ: rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.

Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân): rễ tầm xuân 15- 25g hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm chút rượu vang chia ăn vài lần trong ngày.

Trị vết thương c.hảy m.áu: rễ tầm xuân lượng vừa đủ sấy khô tán bột rắc vào vết thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.

Rong huyết: rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g. Sắc uống hằng ngày.

Quả: vị chua tính ấm, thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, chữa các chứng:

Lợi tiểu thanh nhiệt hoạt huyết giải độc; Trị phù do viêm thận: quả tầm xuân 5g, táo tàu 3 quả. Sắc uống.

Hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g. Sắc uống chia 3 lần trong ngày.

Tiểu tiện khó khăn: quả tầm xuân 10g, mã đề 30g, biển súc 30g. Sắc uống.

Lương y Đình Thuấn

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *