Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành chạy ECMO để đưa m.áu ra ngoài trao đổi oxy suốt 5 giờ, rồi tiến hành can thiệp khai thông đường thở cho bệnh nhân bị hẹp khí quản do lao.
Ngày 7/1, PGS Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực cho biết, cô gái Diễm Thúy (19 t.uổi, quê Kiêng Giang) nhập viện trong tình trạng khó thở. Cô gái từng bị lao được điều trị khỏi, song để lại vết sẹo làm hẹp khí quản gây cản trở chức năng hô hấp.
Bác sĩ Vĩnh cho biết thêm, trong y văn thế giới ghi nhận sẹo hẹp do lao trên khi quản rất hiếm gặp. 10 năm trước bác sĩ đã chứng kiến một cô gái khác 21 t.uổi t.ử v.ong do chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Nhiều bệnh viện dùng kỹ thuật nong bóng đặt stent, song không cải thiện nhiều.
Bác sĩ dùng ECMO thay thế chức năng phổi đưa m.áu ra ngoài, kết hợp phương pháp trượt. Ảnh: BSCC
Thống kê của bệnh viện có khoảng 75 ca cắt nối đoạn hẹp để điều trị hẹp khí – phế quản do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, biến chứng sau đặt nội khí quản, do uống hoá chất, acid…
Riêng hẹp do khí quản lao không thể phẫu thuật cắt nối, bởi vì vi trùng lao bám dọc đường khí quản, gây tổn thương rộng, dài, phức tạp hơn. Trường hợp của bệnh nhân Thúy bác sĩ khá ngần ngại, song gia đình quá quyết tâm nên kíp mổ phải tập trung tìm phương án.
PGS Vĩnh từng có kinh nghiệm mổ 60 bệnh nhi trong áp dụng kỹ thuật trượt, ghép nối khí quản. Với kỹ thuật trượt, bác sĩ xẻ dọc hai bên khí quản, sau đó chồng trượt lên nhau, giúp đường thở tuy ngắn hơn nhưng thông thương tốt, không cắt đi đoạn nào. “Diễm Thúy cũng có thể áp dụng cơ chế tương tự”, bác sĩ Vĩnh chia sẻ.
Ca mổ kéo dài 5 tiếng giúp cô gái khai thông đường thở. Ảnh: BSCC
Theo bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Hồi sức Cấp cứu, trước đây phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo bác sĩ mới thao tác trên đường thở. Hiện, kỹ thuật ECMO, tránh được các biến chứng tốt hơn. Vì vậy, cuộc mổ này bệnh nhân không thở qua phổi mà qua máy ECMO.
Ca mổ diễn ra vào ngày 18/12/2019, bệnh nhân được phẫu thuật bằng sự kết hợp kỹ thuật trượt và ECMO. Qua 5 giờ, bác sĩ đã khai thông đường thở cho cô gái.
Đến ngày 7/1, qua kiểm tra cho thấy khí quản chức năng tốt như bình thường. Chi phí ca mổ lớn nên được bệnh viện vận động các mạnh thường quân hỗ trợ, do gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
B.é t.rai nguy kịch vì suy hô hấp, viêm phổi được cứu sống nhờ kỹ thuật mới
Ngay sau khi nhận được yêu cầu trợ giúp khẩn từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, nhóm bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã kịp thời có mặt, tiến hành đặt ECMO cấp cứu một b.é t.rai nguy kịch tính mạng do suy hô hấp nặng, viêm phế quản phổi.
B.é t.rai may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần đó là cháu Nguyễn Quốc Huy 14 tháng t.uổi. Từ khi mới sinh ra cho đến khi 12 tháng t.uổi, cháu đã ra vào bệnh viện như cơm bữa. 14 tháng t.uổi nhưng bé Huy chỉ nặng 7kg. Ngày 15/12, cháu được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh do tình trạng suy hô hấp nặng, viêm phế quản phổi.
Tại đây, cháu được các bác sĩ tích cực chăm sóc điều trị bằng thở máy nhưng tình trạng sức khỏe của cháu vẫn diễn biến xấu đi nhanh chóng . Trẻ được chỉ định hỗ trợ bằng máy thở cao tần nhưng không đáp ứng điều trị. Trước tiên lượng t.ử v.ong cao của bệnh nhi, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã chỉ định sử dụng ECMO để cứu cháu.
Sức khỏe của bệnh nhi hiện đã ổn định.
Do tình trạng sức khỏe bệnh nhi rất nguy kịch, không thể vận chuyển lên tuyến trên, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh quyết định nhờ đến sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chiều ngày 16/12, nhận được cú điện thoại “cầu cứu” của các đồng nghiệp, PGS-TS Trần Minh Điển – PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhanh chóng nắm bắt tình hình.
Cuộc hội chẩn giữa lãnh đạo hai bệnh viện đi đến quyết định: cử một ekip gồm các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức Ngoại, Ngoại tim mạch cùng các trang thiết bị xuống tận nơi cấp cứu cháu bé.
Vượt quãng đường hơn 200km, 21h cùng ngày, ekip các bác sĩ Bệnh viện Nhi đã có mặt tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Tại đây, tiến sĩ bác sĩ Trịnh Xuân Long chuyên khoa Hồi sức Ngoại – Trưởng phòng Quản Lý chất lượng đã cùng các đồng nghiệp nhanh chóng tiến hành thăm khám, kiểm tra toàn trạng của bệnh nhi sau đó khẩn trương tiến hành đặt ECMO để cấp cứu cháu bé.
Chia sẻ về trường hợp của cháu Huy, tiến sĩ bác sĩ Trịnh Xuân Long cho biết “ECMO là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống cho các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc/và suy hô hấp nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Với những bệnh nhân mà tiên lượng rất xấu như cháu Huy, ECMO được coi là tia hy vọng cuối cùng cho những trường hợp chỉ cách cửa ải “tử thần” trong gang tấc”
Trở lại với công việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương sau khi hỗ trợ các đồng nghiệp tuyến dưới, PGS. TS Trần Minh Điển cùng các bác sĩ trong ekip cấp cứu vẫn tiếp tục phối hợp với các bác sĩ tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của cháu Huy.
Ngày 21/12, sau 1 tuần đặt ECMO, sức khỏe bé Huy đã tiến triển khả quan, bé cai được ECMO. Đến ngày 22/12, bệnh nhi được rút nội khí quản thở máy không xâm nhập. Hiện tại, cháu đã có thể tự thở, bú mẹ tốt và hoàn toàn tỉnh táo.
Ôm đứa con bé bỏng trong vòng tay khi được nghe các bác sĩ thông báo về việc con đã ổn định và chuẩn bị cai ECMO, gia đình cháu Huy không giấu được giọt nước mắt xúc động:” Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bác sĩ đã hồi sinh cuộc đời của con tôi.”
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, những cuộc hội chẩn khân câp qua điện thoại và xuống trưc tiêp điều trị cho bệnh nhi nguy kich tại bệnh viện cac tuyến như trường hợp của cháu Nguyễn Quốc Huy là một trong số các hoạt động thường quy của Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các đồng nghiệp tuyến dưới.
“Chúng tôi hy vọng, với sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trung ương, các đồng nghiệp tại bệnh viện tuyến sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm xử trí các ca bệnh nặng, nâng cao chất lượng y tế ở địa phương”- PGS Điển chia sẻ.
Lê Mai
Theo Đời sống Plus/GĐVN