Đưa vào sử dụng vắcxin phòng chống virus Ebola thứ 2 tại CHDC Congo

Lô vắcxin mới này được dành cho khoảng 50.000 người tại CHDC Congo trong vòng 4 tháng, những người tiếp nhận liều vắcxin đầu tiên sẽ được tiêm nhắc lại lần hai.

Tiêm chủng vắcxin phòng virus Ebola tại Mbandaka, CHDC Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giới chức y tế Cộng hòa dân chủ Congo ngày 14/11 bắt đầu sử dụng J&J, loại vắcxin thứ hai nhằm phòng bệnh do virus Ebola gây ra, tại miền Đông nước này.

Tổ chức từ thiện Bác sỹ không biên giới (MSF) cho biết sáng sớm cùng ngày, khoảng 15 người đã được tiêm vắcxin trên, do hãng Johnson & Johnson sản xuất, tại 1 trong 2 trung tâm của MSF ở Goma, thủ phủ tỉnh Bắc Kivu.

Lô vắcxin mới này được dành cho khoảng 50.000 người trong vòng 4 tháng. Những người tiếp nhận liều vắcxin đầu tiên sẽ được tiêm nhắc lại lần hai.

Theo MSF, việc triển khai chương trình tại Goma cho phép nhà chức trách kiểm chứng sự thành công của hoạt động tiêm phòng 2 liều vắcxin ở thành phố 1 triệu dân hay lưu chuyển và từng ghi nhận nhiều ca mắc Ebola trong quá khứ này.

Hơn 250.000 người đã được tiếp nhận các liều vắcxin phòng Ebola loại khác kể từ tháng 8/2018, thời điểm Cộng hòa dân chủ Congo tuyên bố bùng phát dịch tại các tỉnh Bắc Kivu, Nam Kivu và Ituri, giáp biên giới Uganda, Rwanda và Burundi.

Theo các số liệu mới nhất, dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 2.193 người. Các nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh này bị cản trở không chỉ bởi tình hình giao tranh mà còn bởi sự chần chừ của các cộng đồng dân cư trong thực hiện biện pháp phòng ngừa và triển khai các phương tiện khám chữa bệnh.

Trước đó, ngày 12/11 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã đ.ánh giá t.iền lâm sàng lần đầu tiên đối với vắcxin Ervebo do phòng thí nghiệm Merck Sharpe & Dohme (MSD) của Mỹ nghiên cứu và sản xuất.

Vắcxin Ervebo đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus Ebola.

Đây là một bước chủ chốt tiến tới cấp phép cũng như tiếp cận và lưu hành loại vắcxin này tại các quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch.

Ebola là bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài.

Virus lây qua tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với m.áu, dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm./.

Minh Tâm

Theo TTXVN/Vietnamplus

Đợt dịch Ebola mới tại CHDC Congo đã khiến trên 2.000 người c.hết

Thông kê mới nhất của Chính phủ CHDC Congo cho biết số người c.hết vì đại dịch Ebola tại nước này trong một năm qua đã vượt qua con số 2.000.

Chính phủ CHDC Congo xác định đã có hơn 3.000 ca mắc virus Ebola ở nước này, cụ thể là 3.004 ca và 2.006 người đã t.ử v.ong, qua đó đ.ánh giá đây là đợt dịch Ebola nghiêm trọng thứ hai được ghi nhận.

Nhân viên y tế chuyển t.hi h.ài bệnh nhân nghi nhiễm Ebola tại Mangina, gần Beni, tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc cho chất lượng vaccine và kỹ thuật điều trị đã có nhiều tiến bộ, nhưng đội ngũ y tế vẫn gặp trở ngại trong việc kiềm chế sự lây lan của đại dịch do sự thiếu tin tưởng của người dân, cũng như những bất ổn về an ninh tại các khu vực xảy ra xung đột ở miền Đông nước này.

Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế tại CHDC Congo kêu gọi người dân nước này cần tin tưởng đội ngũ y tế và những nhân viên trực tiếp chăm sóc điều trị họ. Ngoài ra, cuộc chiến phòng chống dịch bệnh sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và nguồn lực.

Đây là đợt dịch Ebola thứ 10 tại quốc gia này và lần đầu tiên xảy ra ở các tỉnh Bắc Kivu và Ituri, nơi mà làn sóng bạo lực vũ trang và xung đột sắc tộc đã khiến cho tình hình an ninh ở đây bất ổn hàng thập kỷ qua.

Đại dịch Ebola lớn nhất xảy ra vào giai đoạn năm 2013 đến năm 2016 ở khu vực Tây Phi, với 28.000 ca mắc và hơn 11.300 ca t.ử v.ong.

Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, CHDC Congo đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ các dịch bệnh nguy hiểm. Ngoài dịch bệnh Ebola, dịch sởi và tả cũng đang hoành hành tại nước này.

Đói nghèo, xung đột và biến đổi khí hậu đã khiến những nỗ lực kiềm chế dịch bệnh của cơ quan chức năng CHDC Congo và cộng đồng quốc tế bị cản trở và ít phát huy hiệu quả. Giữa tháng 7/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch sởi tại CHDC Congo đã gây ra số người c.hết bằng cả dịch Ebola và tả cộng lại.

Quang Vinh

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *