Đừng chủ quan với đau bụng, tiêu chảy!

Viêm dạ dày ruột là một loại n.hiễm t.rùng tiêu hóa. Đây là bệnh rất phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t.ử v.ong. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua và khi nhập viện thì đã rơi vào tình trạng nặng.

Khi bị đau bụng, tiêu chảy nhiều, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị đúng và kịp thời – Ảnh: Shutterstock

Ông T.T.Đ (53 t.uổi, ngụ TP.HCM) nhập viện cấp cứu do bị đau bụng, tiêu chảy, ói. Bệnh nhân (BN) lại có bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán BN bị viêm dạ dày ruột, chuyển biến nặng đến n.hiễm t.rùng huyết, sốc n.hiễm t.rùng. BN được bù nước điện giải, dùng kháng sinh, điều trị tích cực… Qua hơn 7 ngày điều trị, BN mới có thể xuất viện.

Theo người nhà, ông Đ. trước khi nhập viện đã đau bụng 2 ngày và tiêu chảy liên tục, nhưng chỉ nghỉ ngơi tại nhà và uống oresol.

Thạc sĩ – bác sĩ Võ Ngọc Quốc Minh, Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Viêm dạ dày ruột là một loại n.hiễm t.rùng tiêu hóa. Đây là bệnh rất thường gặp và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t.ử v.ong. Bệnh xuất hiện với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng, trong đó, có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng huyết nếu không xử trí kịp thời sẽ đưa đến sốc n.hiễm t.rùng và t.ử v.ong. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua, do chủ quan vì các triệu chứng quá… thường gặp; những ca nhập viện do đó thường đã rơi vào tình trạng nặng.

Bệnh dễ bị bỏ qua do triệu chứng quá thường gặp

Theo bác sĩ Minh, nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là các vi khuẩn đường ruột như E-coli, vi khuẩn của bệnh lị, Salmonella… hoặc ký sinh trùng đơn bào. Ở t.rẻ e.m thì vi rút là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột, trong đó có Rota vi rút. BN bị nhiễm viêm dạ dày ruột thường do ăn uống không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm độc tố của vi khuẩn.

Để phòng bệnh, bác sĩ Minh tư vấn: ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ăn chín và ăn khi thức ăn mới nấu, tránh để lâu, hạn chế thực phẩm tươi sống, salad, gỏi, đặc biệt các loại pa tê, thịt nguội bảo quản không tốt rất dễ nhiễm khuẩn; uống nước đun sôi để nguội; rửa tay thường xuyên (trước và sau khi ăn, chế biến thức ăn); nên chọn chỗ ăn hợp vệ sinh, tránh thức ăn đường phố. Có thể chích vắc xin phòng ngừa một số vi rút gây bệnh như Rota.

Viêm dạ dày ruột thường gây triệu chứng điển hình là tiêu chảy toàn nước, hơn 10 lần/ngày, làm cho BN mau chóng kiệt sức mất nước; tiêu ra phân đàm nhớt m.áu, mót rặn (như bị lị). Kèm theo đó, BN đau quặn bụng. Một số trường hợp thêm buồn nôn và sốt nếu đã bị n.hiễm t.rùng xâm lấn. “Hậu quả nặng nề nhất là BN nhanh chóng bị mất nước gây nguy hiểm tính mạng, đặc biệt là ở t.rẻ e.m và người già. Các trường hợp sốc n.hiễm t.rùng thường do BN lớn t.uổi hoặc trẻ nhỏ, có bệnh nền, n.hiễm t.rùng nặng hoặc nhiễm vi khuẩn có độc tính cao”, bác sĩ Minh cho biết.

Tuy nhiên, do triệu chứng rất thường gặp nên nhiều người thường chủ quan, thấy bị tiêu chảy, đau bụng thì chỉ uống thuốc tại nhà. Bác sĩ Minh lưu ý: Khi có các triệu chứng nghi ngờ, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói nhiều, người dân có thể xử trí ban đầu tại nhà là bù nước càng nhiều càng tốt bằng cách sử dụng dung dịch oresol. Tuy nhiên, sau đó, BN nên đi khám. Nếu mất nước nhẹ, BN không sốt, không đại tiện ra m.áu thì có thể điều trị ngoại trú. Trong trường hợp BN mất nước nặng thì phải nhập viện. Có trường hợp bệnh kéo dài 3 – 7 ngày mới tiến triển nặng nhưng cũng có trường hợp chỉ qua 24 giờ là đã trong tình trạng nặng, n.hiễm t.rùng.

Theo Thanh niên

Nhập viện do tiêu chảy 6 lần/ngày, người đàn ông được chẩn đoán nhiễm 20 ký sinh trùng do ăn sashimi

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy 6 lần/ngày.

BS T.iền Chính Hoằng, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp một người đàn ông (58 t.uổi) có sở thích ăn hải sản, sashimi. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy 6 lần/ngày.

Thoạt đầu, BS T.iền Chính Hoằng cho rằng bệnh nhân ăn nguyên vật liệu để lâu ngày nên dẫn đến viêm dạ dày. Nhưng sau đó, khi bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày cho người bệnh, phát hiện có khoảng 20 ký sinh trùng đang đào khoan niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng xuất huyết giống như một bộ phim kinh dị.

BS T.iền Chính Hoằng cho biết: “Lúc đó, tôi có gọi người nhà của bệnh nhân đến xem. Người nhà lo ngại bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhưng chẳng ngờ được nhìn thấy hình ảnh là có nhiều ký sinh trùng bên trong dạ dày. Người nhà bệnh nhân sợ hãi đến mức chạy ra đứng đợi bên ngoài phòng bệnh”.

Từ hình ảnh cho thấy, bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Anisakiasis khiến niêm mạc dạ dày bị loét và tái phát nhiều lần, nếu không điều trị sớm thì ký sinh trùng sẽ hút m.áu, gây ra tình trạng thiếu m.áu ở người bệnh.

Trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn sashimi khá hiếm gặp, bởi ấu trùng Anisakiasis chủ yếu ký sinh ở động vật giáp xác, cá, mực ở biển. Sau khi trưởng thành, chúng sẽ sống ký sinh ở dạ dày của những động vật có vú biển. Khi con người bất cẩn nuốt thức ăn có chứa ký sinh trùng, ký sinh trùng sẽ chuyển sang sống ký sinh ở dạ dày và đường ruột của con người gây ra triệu chứng dị ứng, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, chán ăn.

BS T.iền Chính Hoằng chia sẻ: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, đầy bụng đã kéo dài hơn 1 tháng. Ngoài ra, bệnh nhân còn biểu hiện phát sốt, buồn nôn, nôn ói, không giống bệnh viêm dạ dày thông thường hay ngộ độc thức ăn. Kiểm tra phân của bệnh nhân không phát hiện trứng ấu trùng. Cho đến khi tiến hành nội soi dạ dày mới phát hiện h.ung t.hủ thực sự là ký sinh trùng gây bệnh. Thông qua điều trị khoảng 2 tuần, triệu chứng của bệnh nhân đã giảm. Sau 3 tháng tiến hành nội soi dạ dày, không còn thấy dấu vết của ký sinh trùng trong người bệnh.

Mọi người cần chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt khi ăn hải sản bạn cần chú ý nguyên vật liệu có tươi sống không? Quá trình bảo quản và chế biến có an toàn sức khỏe không? Bạn nên nấu chín thực phẩm trên 60 độ C, thời gian nấu chín hơn 1 phút. Đối với hải sản tươi sống, bạn nên bảo quản đông lạnh dưới 4 độ C hơn 7 ngày, hoặc dưới 35 độ C hơn 15 tiếng đồng hồ mới có thể ngăn chặn ký sinh trùng sinh sôi. Ngoài ra, nếu bạn bị tiêu chảy hơn 2 tuần nhưng không có triệu chứng rõ ràng thì nên đến bệnh viện kiểm tra”.

Theo Ettoday/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *