Trước luồng dư luận tranh cãi trên mạng việc sử dùng các dung dịch sát trùng để súc họng sẽ phòng ngừa được COVID -19, T.uổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc bài viết của PGS.TS.BS Trần Viết Luân – tổng thư ký Hội Tai mũi họng Việt nam.
Ảnh minh họa
Trong các biện pháp phòng ngừa lây lan COVID-19, rửa tay vẫn là biện pháp hiệu quả hơn cả, bên cạnh các biện pháp khác như tránh chạm tay vào vùng mặt, dùng khuỷu tay che miệng khi ho, đeo khẩu trang khi cần thiết,…
Bài viết này đề cập tới một vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay là sử dụng thuốc súc miệng-họng sát trùng trong phòng ngừa bệnh.
WHO chưa có khuyến cáo
Cho đến nay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa khuyến cáo việc súc miệng – họng bằng nước muối hay các thuốc sát trùng tại chỗ như là một biện pháp phòng ngừa COVID-19 cho cộng đồng.
Giảm mầm bệnh nói chung hay giảm hoạt động của virus corona chủng mới?
Nước súc miệng – họng sát trùng tại chỗ được sử dụng với mục đích chính là diệt vi khuẩn dành cho các trường hợp n.hiễm t.rùng răng miệng, hoặc sau các thủ thuật ở vùng răng- miệng- họng.
Tuy nhiên với một số đối tượng có nguy cơ cao như bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng vẫn cần thêm các biện pháp phòng ngừa do tiếp xúc gần và thường xuyên với bệnh nhân, trong đó súc miệng – họng có thể là một giải pháp hỗ trợ trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay.
Một bài review mới đây đăng trên tạp chí International Journal of Oral Science vào 3-3-2020 nói về việc phòng ngừa COVID-19 trong thực hành nha khoa ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát và hoành hành trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh các trang bị bảo hộ cho bác sĩ như đeo khẩu trang phẫu thuật, kính bảo vệ mắt, găng tay, bệnh nhân được khuyến cáo cho sử dụng thuốc sát trùng vùng miệng trước khi làm thủ thuật để giảm các mầm bệnh nói chung, tránh lây nhiễm cho bác sĩ trong lúc thực hiện thủ thuật.
Tuy nhiên tác giả bài báo cho rằng chlorhexidine vốn được sử dụng rộng rãi trước đây cho mục đích này, có thể kém tác dụng đối với corona virus chủng mới gây bệnh COVID-19 (còn gọi là SARS-CoV-2 hay 2019 nCoV).
Do COVID-19 dễ bị t.iêu d.iệt bởi sự oxy hóa, nên các dung dịch súc miệng chứa chất oxy hóa như hydrogen peroxide 1% hay poviodine 0,2% được khuyến cáo với mục đích làm giảm vi khuẩn trong miệng cũng như COVID-19 tiềm ẩn ở trong vùng miệng – họng của bệnh nhân, tác giả bài báo cho biết.
Dĩ nhiên là các bệnh nhân đang bị nhiễm hay nghi ngờ bị nhiễm COVID-19 sẽ không được làm các thủ thuật răng miệng trong giai đoạn này.
Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Infectious Diseases and Therapy năm 2018 cho thấy dung dịch súc miệng – họng là povidone-iodine với nồng độ pha loãng 0,23% có tác dụng làm bất hoạt nhanh chóng các chủng corona virus gây bệnh SARS và MERS trước đây là SARS-CoV, MERS-CoV sau 15 giây tiếp xúc với thuốc trong môi trường thí nghiệm.
Đây chỉ là hai trong số ít các bài báo liên quan được đăng trên các tạp chí y khoa. Chúng ta cần thêm nhiều chứng cứ và nghiên cứu hơn nữa trước khi đưa ra kết luận về vai trò của các thuốc sát trùng họng – miệng trong việc phòng ngừa COVID-19.
Ai nên sử dụng?
Như vậy, việc sử dụng các thuốc sát trùng họng miệng tại chỗ để phòng ngừa nhiễm bệnh COVID-19, theo chúng tôi, chưa nên khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, chỉ nên dành cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như: nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh, các đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng như tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh, chăm sóc bệnh nhân; hoặc để súc miệng-họng cho bệnh nhân Răng Hàm Mặt hay Tai Mũi Họng trước khi làm các thủ thuật ở những vùng có dịch COVID-19 lưu hành.
Người có sức khỏe bình thường không nhất thiết phải sử dụng.
PGS.TS.BS TRẦN VIẾT LUÂN – TỔNG THƯ KÝ HỘI TAI MŨI HỌNG VIỆT NAM
Theo tuoitre.vn
WHO tiếp tục “phá giải” 4 thắc mắc lớn về Covid-19
Một số vấn đề gây thắc mắc trong cộng đồng và những hướng dẫn trong giao tiếp nhằm phòng chống Covid-19 tiếp tục được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật.
1. Đeo găng tay cao su ở nơi công cộng sẽ an toàn?
Các loại găng tay cao su thông thường hay y tế không hoàn toàn bảo vệ bạn trước virus corona. Virus có thể không dính vào tay bạn nhưng dính vào đôi găng và sẽ khiến bạn bị lây bệnh nếu để chạm vào mắt, mũi, miệng trong lúc mang găng.
Vì vậy, phương án rửa tay thường xuyên vẫn có hiệu quả hơn cả.
Đừng nghĩ đeo găng tay cao su là an toàn 100%. Nguy cơ lây bệnh là có nếu như bạn chạm đôi tay đang mang găng vào mắt, mũi, miệng. Ảnh: WHO
Trước đó, WHO và các tổ chức, chuyên gia có khuyên một số người làm ở môi trường nguy cơ như bán thực phẩm, nhất là bán thịt tươi sống, sử dụng một số dụng cụ bảo hộ gồm găng tay cao su/nilon.
Tuy nhiên, bạn phải nhớ không được chạm vào mắt, mũi, miệng trong suốt quá trình mang. Với đôi găng tay y tế hoặc găng nilon làm bếp nhiều người chọn mang trong quá trình làm việc, ví dụ những người bán hàng, nên rửa tay thường xuyên trên cả đôi găng đang mang.
2. Ra đường nên “ngó lơ” nhau?
Theo WHO, bạn vẫn có thể chào người khác ở khoảng cách an toàn bằng một cái vẫy tay, một cái gật đầu, một cái cúi mình… tùy vào văn hóa nơi bạn đang sống. Khoảng cách an toàn được WHO khuyến cáo là tối thiểu 1 m.
Chỉ cần tránh những tiếp xúc vật lý là đủ, ví dụ những cái ôm hôn trong văn hóa chào nhiều nước nên được bỏ qua.
3. Bắt tay cũng làm lây truyền virus corona?
Vấn đề từng gây tranh cãi bởi cái bắt tay thường ngắn ngủi, Tuy nhiên, WHO khẳng định hành động này sẽ làm lây truyền virus, vì vậy những cái bắt tay, đ.ập tay nên được “cho qua” trong mùa Covid-19, thay vào đó là vẫy tay hay cúi chào.
4. Thiết bị đo nhiệt độ sẽ phát hiện được người bệnh?
Các thiết bị quét, đo nhiệt độ chỉ giúp phát hiện những người mắc Covid-19 đã bị sốt, không giúp phát hiện những người còn ủ bệnh, chưa có triệu chứng. Ảnh: WHO
Máy quét, đo nhiệt độ quả thật có hiệu quả trong việc phát hiện người bị sốt, bao gồm sốt vì virus corona mới. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện ra những người nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt. Điều này là do bệnh thường mất từ 2-10 ngày (và tối đa có thể 14 ngày) trước khi người bị nhiễm có triệu chứng, bao gồm phát sốt.
Vì vậy, không nên ỷ lại vào các thiết bị kiểm tra thân nhiệt mà phải áp dụng đồng thời các biện pháp phòng Covid-19 khác.
A. Thư (WHO/nld.com.vn)