Dùng kết hợp thuốc trị tiểu đường và mỡ m.áu cùng lúc có thể gây độc

Dùng thuốc statin như crestor (rosuvastatin) trị mỡ m.áu kết hợp với thuốc trị tiểu đường canagliflozin (invokana) có thể làm tăng độc tính của statin. Một báo cáo mới cho thấy.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều người mắc bệnh tiểu đường dùng statin để giúp ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim nên dùng thuốc ức chế SGLT2 như invokana.

Ảnh minh họa

Báo cáo hiện tại nêu chi tiết trường hợp của một phụ nữ 76 t.uổi gốc Philippines. Trước đây bệnh nhân này không gặp khó khăn gì trong việc đi lại, nhưng đến bệnh viện vì đau cơ và yếu đến mức không thể đi lại mà không có sự giúp đỡ.

Bệnh nhân có t.iền sử bệnh tim, bệnh thận và tiểu đường týp 2, đã dùng crestor trong hơn 5 năm và uống thêm năm loại thuốc. Thế nhưng sau khi bổ sung invokana được hai tuần thì xuất hiện các triệu chứng trên. Các bác sĩ phát hiện ra rằng nồng độ của crestor trong m.áu cao hơn 15 lần so với dự kiến và nghi ngờ rằng, invokana có thể là thủ phạm làm tăng sự hấp thụ của crestor, gây ra độc tính nguy hiểm này.

Tiến sĩ David Juurlink trưởng bộ phận dược lý lâm sàng và độc tính tại Đại học Toronto cho biết, mặc dù ở bệnh nhân có một biến thể di truyền nên dễ bị ảnh hưởng xấu với tương tác của thuốc. Ở người bệnh dùng nhiều loại thuốc cùng lúc cũng rất dễ dẫn tới sự tương tác bất lợi. Bên cạnh đó, bệnh nhân là người cao t.uổi cũng có nguy cơ nhiễm độc thuốc cao hơn. Tuy nhiên, dược lý liên quan là khá phức tạp và khi người bệnh dừng một trong hai loại thuốc này các triệu chứng trên được cải thiện.

Mặc dù báo cáo này nêu chi tiết vấn đề chỉ ở một phụ nữ, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý mối lo ngại này vì những loại thuốc này được sử dụng bởi hàng triệu người trên toàn thế giới và ngày càng được kê đơn dùng cùng nhau.

Theo TS David Juurlink, trong khi cần tiếp tục điều tra thêm về vấn đề này, khi sử dụng cùng nhau các các sĩ nên thận trọng về khả năng tương tác trong vài tuần sau khi bắt đầu kết hợp. Người bệnh không tự ý ngừng thuốc, vì cả hai nhóm đều có lợi ích cho người bệnh trong việc bảo vệ tim và thận…

Những lợi ích của những loại thuốc này được chứng minh, điều quan trọng là cần làm thế nào để giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, giáo dục bệnh nhân liên hệ với bác sĩ nếu họ gặp bất kỳ triệu chứng nào khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. Điều này cũng cần thiết khi bắt đầu cùng bất kỳ một loại thuốc nào.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn lẩu không phải ai cũng biết

Đây là những sai lầm cơ bản khi ăn lẩu mà nhiều người Việt đang mắc phải. Về lâu dài, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên ăn lẩu

Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ m.áu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.

Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.

Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Theo PGS TS Phạm Văn Hoan – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ăn lẩu sai cách có thể khiến chúng ta rước bệnh vào người.

Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tuy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong m.áu.

Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.

Ảnh minh họa: Internet

Để nước lẩu quá lâu

Ăn lẩu trong thời gian dài và để nước đun quá lâu khiến hàm lượng nitric tăng cao. Ngoài ra, các vitamin, dinh dưỡng cũng bị phân giải, chất béo cũng bão hòa, gây hại cho cơ thể.

Để đảm bảo hương vị và an toàn cho cơ thể, tốt bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút.

Ăn lẩu quá nóng

Lẩu là món ăn nóng, đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc ăn lẩu quá nóng có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối.

Thức ăn vừa được gắp ra từ nổi lẩu sôi sùng sục rất dễ làm thổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.

Ngoài ra, các loại lẩu cay kèm với nhiệt độ cao sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên gắp đồ ăn từ nồi lẩu ra bát và để nguội bớt rồi mới thưởng thức.

Ăn lẩu tái

Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.

Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C

Khi ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang… vì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh minh họa: Internet

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi

Kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm

Kết hợp kiểu này sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu gà không dùng rau kinh giới

Rau kinh giới “kỵ” thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản

Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang

Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *