Dùng thuốc chống muỗi cho trẻ, cần lưu ý gì?

Khu nhà tôi ở có nhiều muỗi, do lo ngại bệnh sốt xuất huyết nên tôi muốn cho dùng thuốc chống muỗi cho con, năm nay bé 5 t.uổi.

Qua tìm hiểu, tôi thấy có nhiều loại: kem bôi, xịt, dạng nước… nhưng chưa biết lựa chọn loại nào và dùng thuốc chống muỗi cho bé cần lưu ý gì? Mong bác sĩ cho lời khuyên.

Lê Thị Hòa (Hà Đông)

Ảnh minh họa

Chị Hòa thân mến! Thuốc chống muỗi từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt… đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET (từ lâu DEET đã được biết đến như là một loại thuốc chống côn trùng tốt nhất), với tỷ lệ thấp nhất là 15% và được pha trộn thêm các thành phần khác.

Các loại thuốc chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp, ảnh hưởng đến làn da của bé và nguy cơ phơi nhiễm hóa chất (như đau đầu, hôn mê…). Nhiều trường hợp đã ghi nhận các tác dụng phụ ở trẻ khi dùng thuốc chống muỗi như: da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, đỏ, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ.

Một số loại hóa chất tổng hợp có trong thuốc chống muỗi có thể nguy hiểm cho cơ thể bé khi chúng xâm nhập trong da, nhất là đối với những bé dưới 6 tháng t.uổi, không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa DEET nào.

Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể. Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Không bôi thuốc lên bàn tay trẻ, vì trẻ thường xuyên cho tay vào miệng.

Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Nên cho bé sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt. Việc đó giúp trẻ không bị hít quá nhiều hóa chất có hại, vì khi phun, thuốc dạng bụi nước có xu hướng lan ra khắp nơi. Đối với dạng xịt, không xịt trực tiếp thuốc lên cơ thể trẻ, nên xịt ra tay người lớn rồi xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt.

Nếu muốn sử dụng thuốc cho quần áo, hãy xịt trước khi trẻ mặc chừng 30 phút. Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa, phải tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.

DS. Nam Phương

Theo SK&ĐS

Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà?

Dù thịt gà rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt nhưng những nhóm người này vẫn nên “nhịn miệng” thì hơn.

Từ xưa đến nay, dẫu đã trải qua bao thay đổi nhưng thịt gà vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mâm cơm của người Việt. Dù là cỗ cưới, cỗ cúng… hay bất kỳ dịp quan trọng nào khác chúng ta cũng không thể nào bỏ quên món gà luộc.

Sở dĩ thịt gà được người Việt ưa chuộng vì vừa thơm ngon lại đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu đem so sánh với thịt heo, thịt bò thì thịt gà còn có lượng đạm lớn hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ lại thấp hơn.

Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà mái cho 20,3g protid; 13,1g lipid; 12mg vitamin A; 6,16mg vitamin B2; 8,1mg vitamin PP; 4mg vitamin C; 12mg Ca; 200mg P; 1,5mg Fe và 200 calo…

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội): ” Trong Đông y, thịt gà gọi là kê nhục, vị ngọt, tính ấm, không độc. Có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường…“.

Thịt gà bổ dưỡng như thế nào?

– Lòng trắng trứng gà: Đây là bộ phận bổ dưỡng, có tác dụng giải độc tốt. Nếu chẳng may bị nhiễm độc có thể dùng lòng trắng trứng cho uống để hút độc.

– Vỏ trứng gà: Có tác dụng chữa bệnh dùng tán nhỏ chữa bệnh hôi miệng, ho gà, chữa bệnh đau dạ dày vì bột vỏ trứng gà giảm axit dạ dày.

– Màng mề gà: Có thể bóc ra phơi hoặc sấy khô để chữa bệnh có tác dụng tiêu thức ăn, một loại thuốc tiêu hóa kiện vị, ăn uống không tiêu, màng mề gà dùng cho rất nhiều trường hợp.

– Gan gà: Theo Đông y, gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm không độc, bổ thận, tráng dương, chữa đau bụng, an thai, kém mắt, ra m.áu, gan gà nhiều vitamin A.

– Gà hầm sâm hồi xuyên tiêu: Gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.

– Gà hầm rượu: Gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt.

– Gà hấp hoàng kỳ: Gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.

6 nhóm người sau nên tránh ăn nhiều thịt gà

Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:

– Người mới phẫu thuật: Lương y Trung cho biết những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.

– Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.

– Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.

– Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.

– Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiếnlượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *