Đừng xem thường thói quen ăn quá no nếu bạn không muốn rước bệnh vào người

Nhiều người nghĩ đơn thuần rằng ăn uống được càng nhiều thì càng khỏe mạnh, nhưng thực tế, khi bạn có thói quen ăn quá no lâu ngày có thể gây nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe và t.uổi thọ

Thói quen ăn uống quá no sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh này

Béo phì

Nghiêm khắc mà nói thì béo phì không thật sự là một chứng bệnh nhưng nó lại là hiện tượng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, và có xu hướng “trẻ hóa” ở đối tượng mắc phải. Mặt khác, khi cân nặng vượt mức tiêu chuẩn cũng đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh tật.

Những người thường xuyên ăn uống vô tội vạ và không kiểm soát được liều lượng mỗi lần ăn sẽ khiến cơ thể dung nạp nhiệt lượng dư thừa. Phần nhiệt lượng không dùng hết tự động sẽ chuyển hóa thành mỡ, dần dần dẫn đến tình trạng béo phì. Người có thể trọng quá nặng thì áp lực đối với tim, mạch m.áu càng lớn, cuối cùng dễ sinh bệnh.

Bệnh dạ dày

Rõ ràng, ăn uống mất kiểm soát sẽ trực tiếp gây tổn hại đến dạ dày và đường ruột. Bởi vì quá trình tiêu hóa thức ăn đều được tiến hành ở dạ dày, nếu bạn luôn ăn quá no sẽ tăng gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.

Một khi dạ dày không thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thì con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, táo bón v.v… Nếu chỉ thỉnh thoảng mới ăn vượt mức thì mức độ gây hại không lớn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ làm tổn thương đến cả niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét thậm chí là thủng dạ dày.

Ung thư

Sở dĩ có thể nói ăn quá nhiều sẽ gây ung thư hoàn toàn là dựa vào căn cứ khoa học. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe cho thấy, thức ăn vượt mức tiêu chuẩn cần thiết sẽ gây tác động lên sức sống của các nhân tử tế bào ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho con người.

Bệnh tim mạch

Thức ăn sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể nhưng mức năng lượng này chỉ cần ở mức độ nhất định, không phải cứ càng nhiều thì càng khỏe mạnh. Nếu mỗi lần ăn bạn đều không ý thức kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào sẽ làm cơ thể hấp thu nhiệt lượng dư thừa, làm tăng Cholesterol và nồng độ dính của m.áu, dẫn đến bệnh tim mạch.

Xuất huyết đường tiêu hóa trên

Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên thông thường sẽ xuất hiện ở những người vốn có viêm loét đường tiêu hóa. Nếu trong trường hợp này mà bệnh nhân lại thường xuyên ăn uống quá no sẽ làm bệnh tình nặng hơn, gây ra xuất huyết.

Làm sao để luyện tập thói quen ăn no 7 phần như các chuyên gia khuyến cáo?

Con số “7 phần no” mặc dù khá trừu tượng vì đây là một loại cảm giác không hề có chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên bạn vẫn có thể luyện tập dần để cảm nhận trong quá trình ăn uống. Thông thường, khi đã ăn đạt đến “7 phần no” nghĩa là bạn sẽ cảm thấy trong dạ dày vẫn chưa quá đầy nhưng sự hưng phấn đối với thức ăn đã giảm xuống rõ rệt.

Mặt khác, nếu bữa ăn trước đó bạn đã đạt đến 7 phần no thì trước khi đến bữa ăn thứ hai sẽ không có cảm giác đói một cách bất thường. Ngược lại, nếu cảm giác của bạn cho thấy mình bị đói quá sớm có nghĩa là cần tăng cường thực phẩm nhiều hơn cho phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Ngoài vấn đề kiểm soát lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn thì tự thế khi ăn uống cũng rất quan trọng. Lúc ăn cơm, bạn nên ngồi thẳng lưng hơn là khom ngực cong lưng ở trạng thái quá thả lỏng. Tư thế ngồi thẳng lưng ngay ngắn giúp giảm bớt áp lực lên bộ phận dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Khoảng cách giữa hai bữa ăn chính nên từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Nếu cách nhau quá lâu sẽ gây cảm giác đói, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, vận động. Nhưng nếu hai bữa ăn cách nhau quá gần sẽ khiến cơ quan tiêu hóa không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm cho bạn ăn kém ngon và khó tiêu hóa, hấp thu.

Sau khi vừa ăn cơm thì không nên sử dụng máy tính. M.áu trong cơ thể sau bữa ăn sẽ tập trung vào cơ quan tiêu hóa, lúc này não bộ sẽ có hiện tượng thiếu m.áu tạm thời nên dùng máy tính sẽ khiến bạn căng thẳng thần kinh, trí nhớ suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch m.áu v.v…

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sina/emdep

Những người không nên ăn mướp đắng vì cực độc

Mướp đắng có khá nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn, thậm chí với một số người, ăn mướp đắng có thể làm bệnh nặng nề thêm rất nhiều.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…

Một số người nên ‘tránh xa’ mướp đắng

Người có vấn đề về hệ tiêu hóa

Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với t.rẻ e.m vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.

Ăn măng cụt cùng lúc với mướp đắng sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn. Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh gan, thận

Mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Người có t.iền sử huyết áp thấp

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.

Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ. Ảnh minh họa: Internet

Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe

Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong m.áu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong m.áu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.

Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết

Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.

Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt

Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.

Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu m.áu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, nên lưu ý một số điều này khi ăn mướp đắng

Không kết hợp khổ qua với tôm

– Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.

– Cho nên, bạn không nên kết hợp khổ qua với tôm cũng như các loại hải sản có vỏ khác.

Không uống trà xanh sau khi ăn khổ qua

Ăn món có chứa khổ qua, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới uống nước trà, không nên uống nước trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, dạ dày của bạn sẽ bị tổn hại đấy.

Đừng nhầm lẫn với trà khổ qua nhé, vì trà khổ qua làm hoàn toàn từ khổ qua sấy khô chứ không phải từ lá trà xanh.

Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến. Ảnh minh họa: Internet

Không kết hợp khổ qua với măng cụt

Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.

Không ăn khổ qua với sườn heo chiên

Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền Phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *